Giới
họa sĩ nước ta vẫn gọi Lê Trí Dũng là một ông chủ trang trại ngựa giấy.
Nửa thế kỷ lại nay, nhìn đi ngoảnh lại hầu như chẳng có ai hơn ông về
tài vẽ ngựa.
Họa
sĩ Thành Chương từng mang tranh ngựa của Lê Trí Dũng để so sánh với
“vua vẽ ngựa” người Trung Quốc Từ Bi Hồng. Còn nhà thơ Vũ Quần Phương,
trong bài "Tranh ngựa" đề tặng Lê Trí Dũng đã viết: “Nghìn ngựa ào qua
đầu ngọn bút/Thân chưa khô mực, đã đường xa/Ngựa ơi đồng đất người thiên
hạ/ Cỏ nuôi mày vẫn cỏ lòng ta”.
I. Trang
trại ngựa trên giấy thực chất là căn phòng ở tầng 4 của một ngôi nhà
nằm ở ngõ 46 đường Phạm Ngọc Thạch (Kim Liên, Hà Nội). Rộng đâu chỉ tầm
15m2, lộn xộn những cơ man nào là ngựa. Ông đam mê và vẽ ngựa nhiều đến
nỗi người ta nghĩ ông phải sinh năm Ngọ nào đấy, nhưng không phải. Ông
tuổi Sửu (1949).
Ngựa đối
với Lê Trí Dũng là định mệnh. Hẳn nhiên, căn phòng ấy là một thế giới
của Lê Trí Dũng. Nhưng nếu được ngồi nghe ông trải lòng về cuộc đời,
thời thế thì mới biết thế giới ấy không chỉ quý giá với riêng ông, mà
còn chất chứa những giá trị của một đời người, một thế hệ.
HS Lê Trí Dũng và những bức tranh ngựa của ông |
Ông nói:
“Trong dòng thác hỗn loạn của thị trường Đời Người và thị trường tranh
pháo, trong dòng thác suy thoái của tình người, trong sự phấn đấu mãnh
liệt của các họa sỹ nhái tranh thì đàn ngựa của tôi dẫu có lúc đã đông
tới cả ngàn con, nâng đỡ tôi vượt qua thác ghềnh thời bao cấp, giúp tôi
thoát khỏi những cú “xiên táo” của đồng loại”.
Lê Trí
Dũng thường mượn ngựa để nói thời thế, nói về cuộc đời. Trong số xấp xỉ
2.000 bức tranh ngựa, ông tâm đắc nhất là con ngựa đơn sắc, chỉ có hai
màu đen trắng. Đó là một loại ngựa thồ ở miền núi của người Việt. Đầu
to, ngực nở, chân ngắn, bền bỉ. Con ngựa ấy không đi về phía người xem
đông đúc mà đi thẳng về phía sau, chổng mông lên cao rất ngạo nghễ.
Nhiều người thích, nhưng lại rất ít người đồng cảm với con ngựa này.
Cũng phải thôi, ước vọng đoàn viên, ước mơ hạnh phúc vẫn là ước muốn
muôn đời của nhân loại. Còn sự cô đơn lại là số phận của những nghệ sỹ
đích thực. Rất đời. Ông vẽ nó vào năm 1996. Đó là giai đoạn cuộc đời ông
có những sự bất công, giằng xé.
“Lúc ấy,
tôi là một cán bộ ở một cơ quan. Một ngày, một người bạn cùng trang lứa,
đã dùng “một con dao nhọn” đâm sau lưng tôi, bởi sự tồn tại của tôi, sẽ
ngáng trở bạn trên con đường tiến thân. Tôi viết đơn xin rũ bỏ tất cả
rồi đi vẽ tranh kiếm sống, nuôi vợ con. Đến giờ nghĩ lại, tôi vô cùng
biết ơn người đó, để tôi mãi mãi không trở thành “họa sỹ công chức”,
thậm chí phải bỏ nghề như anh ta.
Nhờ đó mà
tôi vẽ bức tranh “Quân doanh Từ Công” với hình ảnh Từ Hải mặc võ phục
oai phong ôm Thuý Kiều, nàng Kiều đang ôm cây đàn tì bà. Sau lưng họ là
con ngựa chiến. Một khách người Mỹ mua bức tranh này đã bảo với tôi: Tôi
mua bức này không phải vì mua đôi trai gái mà là vì con ngựa đằng sau,
đẹp quá”.
Đôi khi
một biến cố ở đời chẳng biết là may hay rủi, cũng giống như chuyện tái
ông thất mã. Lê Trí Dũng nói với tôi rằng, ông trở về từ chiến tranh là
may mắn và hạnh phúc. Một vài trò bẩn thời bình có khi lại làm ông thăng
hoa hơn trên từng bức tranh ngựa mà thôi. Những bức tranh mang cái nhìn
chuyện đời, việc đời, bằng sự phê phán kịch liệt sự trưởng giả, sự lọc
lừa, hèn hạ…
II. Cách
nay 12 năm, năm 2002, năm Nhâm Ngọ. Ông Lương Hoài Nam, một lãnh đạo
bên Hàng không Việt Nam có xem tập tranh Ngựa của Lê Trí Dũng và lập tức
cho in bộ lịch 12 con ngựa. Dưới mỗi bức tranh ông Nam cho đề từ, mỗi
tháng lại có một câu thơ cổ về ngựa. Chuyện đó giúp Lê Trí Dũng có thể
quên hết muộn phiền.
Hẳn người
sắp xếp những câu thơ cổ rất am hiểu tranh ngựa của Lê Trí Dũng. Tôi
nghe ông kể say sưa vô cùng: Tôi không hiểu vô tình hay hữu ý, người sắp
xếp những câu thơ ấy lại xếp câu thơ vẹn toàn có hậu. Tháng giêng đầy
khí phách: “Vó câu nghìn dặm tuyết xông pha”, như là khởi đầu cho một
nhiệm vụ. Cuốn lịch cũng giống như sự khởi đầu cho một nhiệm vụ gian
nan: Nhiệm vụ vẽ những con ngựa Việt. Còn tháng 12: “ Ngựa Ô anh thắng
kiểng vàng, anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh".
Lê Trí Dũng vẽ và chỉ cần có thế.
Thành tựu
lớn nhất nghiệp cầm cọ của ông không phải riêng ở những bức tranh treo ở
bảo tàng hay các cuộc triển lãm rình rang. Ông thích kể chuyện bạn ông,
Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ Trương Nhuận đam mê tranh ngựa đến nỗi treo
gần 100 bức của Lê Trí Dũng trong phòng làm việc.
Chuyện
Tiến sĩ sử học Tạ Ngọc Liễn viết về tranh ngựa của Lê Trí Dũng: “Ngựa
không phải là khát vọng tung hoành, mà đã trở thành biểu tượng của tài
năng và lòng trung nghĩa. Từ muôn vàn mây trắng, ngựa thần hóa thân vào
bia đá, vào trang sách và huyền sử để đi cùng nước Việt trong suốt hàng
ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Từ xa
xưa, hình ảnh ngựa luôn được ca ngợi trong tục ngữ ca dao và cũng luôn
là nguồn cảm hứng sáng tạo cho thi nhân, văn sĩ. Ngòi bút tả ngựa của họ
mỗi người một vẻ, một sắc thái riêng nhưng chứa đựng một chất men say
đầy cuốn hút. Ngựa trong "Thiên Nam Ngữ Lục" hừng hực sức mạnh lay động
đất trời, còn ngựa trong "Chinh Phụ Ngâm" và "Truyện Kiều" lại như đang
nhẹ bước trong khói thu nửa hư nửa thực đầy quyến rũ…
Khi
xem những bức vẽ Ngựa của họa sĩ Lê Trí Dũng, ta có cảm tưởng thần thái
ngựa trong tranh của anh gần gũi với những áng thơ tả ngựa của các thi
nhân xưa. Tình yêu cũng như cảm hứng của Lê Trí Dũng về vẻ đẹp, sức mạnh
của ngựa dường như được khởi nguồn từ ký ức sâu thẳm về truyền thống
văn hóa dân tộc. Chỉ với “mực Tàu, bút lông” Lê Trí Dũng đã thể hiện
được một phong cách vẽ ngựa riêng với một niềm đam mê đến tột cùng”.
III. Mời độc giả nhìn bức ảnh bìa của số Báo Nông nghiệp Việt Nam đặc biệt này. Đó là một bức tranh ngựa mới nhất của Lê Trí Dũng.
Dù tự
nhận mình mê Hàn Cán, Từ Bi Hồng, những danh họa lừng danh Trung Quốc,
nhưng ngựa Lê Trí Dũng thuần Việt lắm. Từ Bi Hồng vẽ ngựa theo hướng sao
chép tả thực, sống động. Những con ngựa trên thảo nguyên Mông Cổ hay
những con ngựa trong lịch sử Trung Quốc qua nét mực nho trên giấy xuyến
chỉ của Từ Bi Hồng tung bay như thật.
Còn Lê
Trí Dũng yêu quí nhất là những con ngựa vóc nhỏ, đầu to, chân ngắn, ăn
uống kham khổ, trung thành, chịu khó, tận đến lúc chết vẫn cống hiến
thân mình cho sức khỏe con người. Đó là những con ngựa Việt Nam.
Trong bức
ảnh ở bìa bên ngoài là một con ngựa Việt màu đỏ, bay trên rừng tre,
biểu tượng của dân tộc Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Thông điệp của Lê Trí
Dũng là muốn đem đến sự đột phá, có những bước nhảy vọt đưa dân tộc
Việt Nam lên những tầm cao mới. Suốt cuộc đời lao động nghệ thuật, ông
muốn đưa tranh ngựa mang đậm màu sắc tranh tết dân gian hiện đại Việt
Nam giống như tranh Đông Hồ hay tranh Hàng Trống. Vẽ ngựa hay vẽ gì thì
đích cuối cùng là hướng thiện, mang lại điềm lành cho dân tộc, cho cuộc
đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét