NHÀ HÁT CHÈO
HẢI DƯƠNG: "THỈNH CHUÔNG"
TRÊN ĐẤT CẢNG
TRÊN ĐẤT CẢNG
Vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20 (nói cho có vẻ xa
nhưng thật ra cách đây mấy chục năm thôi, tôi có vinh dự được làm cộng tác
viên của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Hải Hưng( trước và sau khi chia tách thành
2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên)
Với vai trò Tác giả và Đạo diễn nhiều chương trình văn
nghệ nên với tôi, các nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Chèo , đoàn Kịch Nói Hải Hưng
và Trung tâm Văn hóa-Thông tin tỉnh thân thiết như người nhà. Tôi nắm được sở
trường, sở đoản của từng diễn viên để mời họ tham gia các chương trình phim,
kịch truyền hình và các chương trình nghệ thuật khác.
Ấy vậy mà trong lần gặp lại các nghệ sĩ diễn viên của
Đoàn Chèo Hải Dương (Nay là Nhà hát Chèo Hải Dương)trong “cuộc thi nghệ thuật biểu
diễn Chèo – 2013” tại Hải Phòng, tôi hoàn toàn bị bất ngờ. Tôi không chỉ choáng
ngợp trước sự hoành tráng của vở diễn mà vự vươn lên của các nghệ sĩ, diễn viên
đã “hút” hồn tôi.
Điều đáng nói là xưa “2 tỉnh” mới có một đoàn chèo.
Nay tách ra làm 2 tỉnh thì riêng Hải Dương đã có 2 đoàn chèo với 2 vở diễn “bên
tám lạng, người nửa cân”
Tôi xin gửi cảm xúc của mình trong bài viết này để
chúc mừng các bạn, các em nghệ sĩ thân thiết của tôi.
Nhà hát chèo tỉnh Hải Dương đã "thỉnh
chuông" trong ngày thứ 2 của "Cuộc thi nghệ thuật chèo chuyên nghiệp
năm 2013"
Vở chèo "CHUÔNG NGÂN RỪNG TRÚC"(Tác giả TS Trần Đình Ngôn, Đạo
diễn : NSND Bùi Đắc Sừ. Âm nhạc : NS Vũ Văn Hoàn. Thiết kế mỹ thuật và
biên đạo múa: NS}T Tất Ngọc)
Phải nói, cặp "bài trùng" tác giả: TS Trần
Đình Ngôn và đạo diễn: NSND Bùi Đắc Sừ chắc có "duyên nợ" với nhau
nên "kẻ tung đã khéo người hứng cũng tài". Hai anh đã kết hợp với
nhau dàn dựng thành công nhiều vở diễn (trên sân khấu nhiều đoàn chèo các
tỉnh, nhật là ở Hải Dương)
"Chuông ngân trong rừng trúc" là
tiếng vọng từ ngàn xưa vang động đến ngày nay. Đó là lời khuyên con người
hãy sống với tâm lòng ngay thẳng. Hay tu tâm, tích đức lo làm việc thiện. Vở
diễn ca ngợi "tài cao, đức trọng" của Thiền sư Pháp Loa - Đệ nhị tam
tổ thiền phái Trúc Lâm. Qua đó cũng ca ngợi sự sáng suốt và cương quyết trừng
trị "cái ác" để bảo vệ "cái nhân" của triều đình nhà Trần.
Không cần cụ thể hóa bằng sự xuất hiện trên sân khấu nhưng người ta cũng thấy
sự quyết đoán và tính công bằng của đức vua Trần Anh Tông - người vừa nối ngôi
Thượng hoàng Trần Nhân Tông.
Dàn diễn viên của Nhà hát Chèo Hải Dương (Đoàn II) với nhiều diễn viên
còn trẻ, có khả năng "bay bổng" hơn nữa. Bùi Đức Thiện (trong vai
Pháp Loa- Huy chương Vàng). Trần Thị Hương (trong vai Ả Nguyệt- Huy
chương Bạc),Trương Mạnh Chiến (trong vai Thích Kỳ Tâm), Đoàn Thị Nga (vai cô Hồng – Huy chương
Bạc)... đã có nhiều cố gắng bứt phá để hoàn thành tốt vai diễn của
mình. Khán giả rất "mê" hai cô "đồng nát", đó là Nguyễn thị
Thanh Sóng (vai cô Quác- Huy chương Bạc) và Đoàn thị Bảy (vai cô Quạc-
Huy chương Vàng). Hai vai "hề nữ" này đã góp phần làm
"sôi" vở diễn. Họ không chỉ mang đến cho khán giả những trận cười
sảng khoái mà còn góp phần đắc lực khuấy động không khí vở diễn và làm nổi bật
nội dung của kịch bản. Bước tiến của Thanh Sóng và Đoàn Thị Bảy làm tôi vô cùng
ngạc nhiên bởi sự bứt phá, vươn lên chiếm đỉnh cao nghệ thuật cuả họ.
Không chịu thua đoàn II, đoàn I ra quân
với vở “HUYỀN QUANG TÔN GIẢ” "(Tác giả TS Trần Đình Ngôn, Đạo diễn :
NSND Bùi Đắc Sừ. Âm nhạc : NS Vũ Văn Hoàn. Thiết kế mỹ thuật và biên đạo
múa: NSƯT Tất Ngọc)
Trong
vở diễn này, ta vẫn thấy sự ung dung thư thái, tự trọng, tự tôn của Huyền Quang
– một trong ba vị “Tam tổ Thiền phái Trúc lâm” (NSƯT Trương Mạnh Thắng – Huy
chương Vàng), Nhà sư đã ung dung bước lên dàn hỏa để chứng minh cho sự
trong sạch của đấng “chân tu”. Vở diễn không chỉ đề cao sự trong sáng, đức độ
của Huyền Quang mà còn là một tiếng chuông (Vâng! Lại thêm một tiếng chuông
nữa vang lên) thức tỉnh và kêu gọi con người hãy sống cho trong sạch, đã tu
phải thành chính quả. Phải có niềm tin vào cái tốt, cái đẹp của con người.
Ta
sót thương cho cô gái tài hoa Điểm Bích (NS Hồng Tươi – Huy chương vàng)
vì thương bố mẹ mà phải đóng vai một kẻ xấu mưu làm hại danh tiết của nhà sư
Huyền Quang. Màn diễn trong chùa đêm vắng là màn diễn tốt cả về ca hát lẫn kịch
tính. Giá như trong màn này, Hồng Tươi diễn “sôi” lên một chút khi “làm tình” với
sư Huyền Quang. Nhưng đến màn Huyền Quang bị xử tội cô lại “đau” thêm một chút
nữa. Đây là nỗi đau của người là tác nhân của vụ án “oan sai”, là nỗi đau, sự
xấu hổ dằn vặt của người nhìn ra ánh sáng phía cuối đường hầm, nỗi đau của kẻ
“tâm phục, khẩu phục” đối với người chân tu... thì vai Điểm Bích của Hồng Tươi
sẽ được đánh giá cao hơn. Cô gái vùng quê Kinh Môn ấy trên sân khấu vừa sa hoa,
đài các, có chất giọng chèo đằm thắm khắc họa lên một Điểm Bích vừa đáng giận
lại vừa đáng thương.
Nói chung các vai diễn của Đoàn 1 Nhà hát chèo
Hải Dương đều đã có những cố gắng lớn để tạo lên một vở diễn hoành tráng, có
màu sắc và rất chèo. Tôi không tìm thấy những sự sơ xuất trong biểu diễn của
các vai phụ mà tất cả mọi người tham gia biểu diễn đều như một guồng máy chạy
một cách nhịp nhàng, ăn ý tạo nên thành công của vở diễn. Phạn Minh Hiếu (vai
Trần Đại Nhân – Huy chương Bạc)Trần Đức Minh (vai Đỗ Đại Nhân – Huy
chương Bạc) Bùi đức Cường (vai anh Hề - Huy chương Bạc)...đã góp
phần quan trọng dẫn đến thành công của vở diễn
Một bất ngờ nữa đến với tôi là sự phấn
đấu vươn lên của một nghệ sĩ có nghị lực.Từ một nhạc công bộ gõ, Vũ Văn Hoàn đã
vươn lên học tập trau dồi kiến thức. Với lòng yêu nghề, anh đã có những bước
tiến dài trong việc sáng tác và chỉ huy dàn nhạc. Âm nhạc của Vũ Văn Hoàn đã
góp phần không nhỏ trong thành công của vở diễn.
Xin chúc mừng Nhà hát Chèo Hải Dương đã "rung chuông lay động đất
Cảng" và vinh dự sánh vai cùng Nhà hát Chèo Hà Nôi, Nhà hát chèo quân đội
đạt huy chương Vàng (vở “Chuông vang rừng trúc) và 4 Huy chương Vàng cá nhân,06
Huy chương Bạc cho các nghệ sĩ, diễn viên.
Điều đáng mừng là tôi được các
nghệ sĩ, diễn viên cả hai đoàn cho biết, tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo Sở
VHTT&DL cùng các ban ngành trong tỉnh rất quan tâm, tạo điều kiện cho Nhà
hát. Đặc biệt, khán giả Thành Đông rất “mê” chèo nên chèo có đất dụng võ và
phát triển.
TRẦN TUẤN TIẾN
(Hội NSSK Hải Phòng)
HUYỀN QUANG - TÔN GIẢ
Sự trong trắng của lòng chính trực
20 giờ ngày 21 tháng 10 năm 2013
Kịch bản : TS Trần Đình Ngôn
Đạo diễn : NSND Bùi Đắc Sừ.
Buổi tối có nhiều khán giả đến xem biểu diễn tại rạp Tháng Tám |
Huyền Quang dâng tập Kinh Phật vừa in xong. |
Vua Trần Anh Tông bắt các quan trong triều phải học để "tu tâm, dưỡng tính" |
Phóng viên báo QĐND chúc mừng tác giả - TS Trần Đình Ngôn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét