Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Văn tế ba đồng chí ở Yên bái.

VĂN TẾ TAM ĐỒNG CHÍ YÊN BÁI Từ trái qua: Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn. Ảnh: internet. YÊN BÁI VĂN TẾ TAM ĐỒNG CHÍ Hoàng Xuân Sơn 19-8-2016 Mù Căng Chải mây che Dòng Nậm Thia sóng nổi Một phút đổi dời trời long đất lở Yên Bái yên bình phút chốc thương đau Tình đồng chí Đảng viên Nghĩa Đồng bào dân Việt Mạo muội: Đôi dòng văn tế Gửi về non cao Nước vốn có nguồn Nhân nào sinh quả? Mới hôm qua mày mày tớ tớ bên nhau anh em hoan hỉ Sao hôm nay đồng đồng chí chí rút súng tiễn nhau Ngẫm câu: “thương thân gọi nhau mày tao Ghét nhau xưng hô đồng chí” Vòng danh lợi trăm mưu ngàn kế Treo búa liềm làm chuyện thị phi Để bấy giờ trong bắc ngoài nam Đâu đâu cũng râm ran luận bàn về Yên Bái Phạm Duy Cường bí thư Tỉnh uỷ Ngô Ngọc Tuấn chủ tịch hội đồng Hai đồng chí đầu tỉnh bỗng chốc về trời Đỗ Cường Minh chi cục trưởng cục kiểm lâm quyên sinh “tuẫn tiết” Có phải chết vì bất lương lật lọng Có phải chết hận mình sá kể vong thân Đường cách mạng vì dân cống hiến chưa được bao năm Tình nghĩa vợ chồng cháu con … tơ tằm đứt đoạn Trung ương thấy mà thêm lo lắng Đồng cỏ khô lửa cháy là tiêu Sinh ly tử biệt càng ngẫm càng đau Vợ góa con côi … nhà cao vắng vẻ Ôi! Thôi thôi Các vị ra đi tìm về chân lý Sao không nói rõ lý do? Để bây giờ cả nước khắc khoải âu lo Nhiều đồng chí cấp cao tự mình soi xét Mù Căng Chải mây che Nước Nậm Thia đổi sắc Thay nén hương thơm Vài dòng bày tỏ Cẩn cáo! Nguồn Ba Sàm.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Gửi về Vũng Áng

Gửi về Vũng Áng Trần Trương / Những con thuyền bồng bềnh buồn bã Dật dờ trôi xác cá lênh đênh Ôi ! Vũng Áng – lòng ta đau thắt ruột Làng không còn nước mắt để thương nhau Formosa, ngươi là ai thế nhỉ? Ta đâu cần những thanh thép mưu mô Ngươi đã khéo đút tiền quan đầu tỉnh Quan no rồi giả ngọng nghịu ngu ngơ Tôi nhớ mãi câu ca vui ngày trước: “Hà Tĩnh mình ơi Trung Ương gọi lấy mì..” Làng dẫu đói nhưng vẫn còn trong sạch Giờ ngỡ giầu, mà biển cả lâm nguy! Bà con ơi tre pheo ta bền lắm Chiếc đòn càn chiến thắng cả “Giặc Tây” Người Nghệ Tĩnh đã làm nên Xô Viết Sao hôm nay phải chịu nỗi đau này? Ta đâu cần những đồng tiền bẩn thỉu Bắt bọn Tầu phải rửa sạch biển ta Đấy chính là lòng DÂN và ý ĐẢNG “Rũ bùn, đứng dạy , sáng lòa…”*

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

HOAN NGHÊNH ĐÀI TH BÌNH THUẬN ĐI ĐẦU CẢ NƯỚC !

HOAN NGHÊNH ĐÀI TH BÌNH THUẬN ĐI ĐẦU CẢ NƯỚC ! Đài truyền hình Bình Thuận ngưng chiếu phim TQ VietNamnet 16/07/2016 11:03 GMT+7 Đài PTTH Bình Thuận ngưng chiếu phim có diễn viên Trung Quốc ký tên phản đối phán quyết của Tòa trọng tài PCA. Chiều 15/7, Đài PTTH Bình Thuận phát đi bản thông báo dừng chiếu bộ phim truyện "Tân bến Thượng Hải" do Trung Quốc sản xuất đang được phát sóng trên đài này. Bà Đặng Thị Kim Oanh, Phó giám đốc Đài PTTH Bình Thuận cho biết, Đài sẽ dừng chiếu bộ phim truyện "Tân bến Thượng Hải" từ ngày 16/7 do diễn viên Huỳnh Hiểu Minh, người thủ vai chính cùng với nhiều sao Hoa ngữ khác đã bày tỏ sự không đồng ý với phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề biển Đông. Bà Oanh cho hay, bộ phim "Tân bến Thượng Hải" dài 40 tập, đã được phát sóng vào 12 giờ trưa, nay sẽ được dừng phát sóng ở tập 20 vào ngày 16/7. Lê Huân

CHÚNG NÓ DÃ MAN VÀ TÀN ÁC CÒN HƠN CẢ PHÁT XÍT

Luân Lê: CHÚNG NÓ DÃ MAN VÀ TÀN ÁC CÒN HƠN CẢ PHÁT XÍT PHÁT XÍT FB Luân Lê 15-7-2016 Hàng trăm tấn chất thải rắn độc hại của Formosa không chỉ được chôn trong trang trại của nhà ông giám đốc Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nay có hàng trăm tấn chất thải độc hại ấy lại được chuyên chở ra Phú Thọ để “xả thải”. Mới hôm qua, Formosa còn “lệnh” cho cán bộ ở Hà Tĩnh phải xả nước ở con đập thượng nguồn sông Trí, có thể là một hình thức xoá dấu vết, phi tang chứng cứ về hành vi có đủ dấu hiệu tội phạm về môi trường theo Bộ luật Hình sự hiện hành. Thế mới biết, chẳng có gì là không thể xảy ra ở đất nước này cả. Như triệu chai C2, Rồng đỏ nhiễm chì vẫn được tuồn ra tiêu thụ trên khắp các thị trường trong nước. Thực phẩm tẩm hoá chất độc hại vẫn âm thầm đến mâm cơm nhiều triệu người dân hàng ngày mà họ không biết. Rồi chuyện người ta phá đến 3.200 tỷ đồng rồi vẫn được gần 200 nghìn phiếu bầu trúng đại biểu quốc hội khoá 14 mà quan chức tỉnh Hậu Giang lại vui cười thừa nhận “không rõ lai lịch của ông này”. Người ta không phát hiện ra tham nhũng, nhưng lại thừa nhận tham nhũng là quốc nạn và cũng là nước có tệ nạn tham nhũng đứng hàng đầu thế giới trong đánh giá của quốc tế. Hà Tĩnh, đang làm gì với mảnh đất và dân chúng của họ đây? Giết người dân vùng này bằng mọi cách chăng? Khi tiếp tay cùng Formosa xả thải lỏng độc ra biển, rồi chôn giấu chất thải rắn độc hại trong lòng đất, mà còn chuyển đi nơi khác “tiêu thụ”. Giờ mới thấy chúng nó dã man và tàn ác còn hơn cả phát xít. _____

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

PHILIPPINES - NƯỚC NHỎ NHƯNG LÃNH ĐẠO KHÔNG NHƯỢC


Năm 2013, Benigno Aquino III được Time xếp vào danh sách 100 nhân vật có sức ảnh hưởng nhất thế giới. Ảnh: Time 

NƯỚC NHỎ NHƯNG LÃNH ĐẠO KHÔNG NHƯỢC

FB Mạnh Kim
13-7-2016

Phán quyết Tòa trọng tài thường trực (The Hague) ngày 12-7-2016 nghiêng về Philippines là di sản của cựu Tổng thống Benigno Aquino III. Quan hệ kinh tế khá lệ thuộc, từng là đối tác quốc phòng với Trung Quốc, chưa kể tình trạng đất nước nghèo và quân đội yếu… vẫn không là những biện bạch mà Aquino nêu ra để lẩn tránh va chạm với một sức mạnh hung hăn luôn muốn đè bẹp mình. 


Cần nhắc lại, Đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu là viên chức ngoại giao nước ngoài thứ hai, sau Đại sứ Mỹ Harry Thomas Jr, là người mà Aquino tiếp tại tư dinh ngay sau khi kết quả bầu cử tổng thống cho thấy ông chiến thắng. Quan hệ Trung Quốc-Philippines thời Gloria Macapagal Arroyo phát triển tốt và Aquino không có lý do để làm nó xấu đi. Chọc giận một gã khổng lồ có những biểu hiện côn đồ trong chính sách ngoại giao là điều càng không nên. Năm 2011, Aquino kinh lý Bắc Kinh theo lời mời Tập Cận Bình. Tay bắt mặt mừng, bang giao hữu hảo. Quan hệ hai nước nồng ấm đến mức Philippines có thể được xem là đồng minh, hay chí ít cũng là đối tác đáng tin cậy của Trung Quốc tại khu vực.

Cho nên, tháng 4-2012, khi tàu chiến Trung Quốc đụng độ tàu chiến Philippines tại bãi đá cạn Panatag (Scarborough), Malacañang (Dinh tổng thống) gần như hoàn toàn bất ngờ. Họ không biết nên phản ứng thế nào. Chuyện xảy ra khi một tàu chiến Philippines vây đuổi một số tàu đánh cá Trung Quốc quanh bãi cạn Scarborough thì tàu hải giám Trung Quốc lao đến chặn lại rồi tuyên bố Scarborough thuộc chủ quyền họ. Đây là lần đầu tiên kể từ 1995 mà Trung Quốc tỏ rõ công khai chiếm hữu Scarborough.

Khủng hoảng leo thang. Aquino bế tắc. Ba tháng sau, tháng 7-2012, Malacañang triệu tập họp khẩn, với sự tham dự của hai cựu tổng thống Fidel Ramos và Joseph Estrada, các nghị sĩ và thành viên nội các. Họ biểu quyết đề xuất đưa vấn đề lên ASEAN. Trong khi đó, Bắc Kinh cương quyết không quốc tế hóa vụ việc và yêu cầu vấn đề tranh chấp phải được giải quyết song phương. Họ cũng nói rõ: không được lôi Mỹ vào!

Có tên quốc tế là Scarborough (đặt theo tên chiếc tàu yểu mệnh của hãng Đông Ấn bị chìm tại đó năm 1784), bãi cạn 150 km2 này, nằm ở tọa độ 15°11′ Bắc 117°46′ Đông, được Philippines gọi là Panatag và Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham. Trong khi cách tỉnh Zambales của Philippines 229 km (nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines như qui định trong Công ước LHQ về Luật Biển-UNCLOS), Scarborough cách đảo Hải Nam của Trung Quốc đến hơn 1.000 km. Philippines dẫn chứng cứ liệu lịch sử, cho thấy, Scarborough từng có mặt trong bản đồ Carta Hydrographical y Chorographics De Las Yslas Filipinas (Thủy văn địa chí bản đồ về các hòn đảo Philippines).

Ấn hành năm 1734, tấm bản đồ này của nhà truyền giáo Tây Ban Nha, Cha Pedro Murillo Velarde, đã công nhận Scarborough là một phần của tỉnh Zambales. Tiếp đó, trong cuộc khảo sát năm 1808, Alejandro Malaspina (nhà quý tộc Ý phục vụ cho hải quân Tây Ban Nha) cũng thừa nhận tương tự. Phần mình, với lý lẽ giống như quan điểm quanh vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa, Bắc Kinh cũng nói cùn rằng Scarborough là của mình. Họ nói rằng dân họ là những người đầu tiên phát hiện Scarborough khi thực hiện cuộc khảo sát đo đạc và vẽ bản đồ biển Đông thời nhà Nguyên (1271-1368) rồi tiếp tục vẽ đo lần nữa vào năm 1279 bởi nhà thiên văn học Quách Thủ Kính…

Sau nhiều tháng khẩu chiến, Malacañang nhận thấy điều khiến Trung Quốc sợ nhất là quốc tế hóa vấn đề. Aquino quyết định đánh vào nỗi sợ đó. Ông đưa Trung Quốc ra tòa! Ngày 21-1-2013 Philippines bắt đầu tiến trình khởi kiện Trung Quốc, dựa theo Phụ lục VII của UNCLOS. Ngày 30-4-2014, Manila đấm một cú ngoạn mục vào mặt gã khổng lồ: họ đệ trình bộ hồ sơ 4.000 trang lên Tòa trọng tài thường trực (PCA).

Trong cuộc họp báo về sự kiện này, Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: “Đây là vấn đề bảo vệ chính đáng những gì thuộc về chúng ta. Đây là vấn đề bảo đảm tương lai thế hệ con cháu chúng ta. Đây là vấn đề bảo đảm quyền tự do hàng hải cho tất cả các nước. Đây là vấn đề giúp mang lại sự ổn định hòa bình và an ninh khu vực. Và cuối cùng, đây là vấn đề không chỉ tìm kiếm bất kỳ nghị quyết nào mà là một giải pháp công bằng và bền lâu dựa trên luật quốc tế”.

Bộ hồ sơ gồm 10 tập. Volume I (270 trang) phân tích về luật, các chứng cứ liên quan tranh chấp, và đặc biệt phân tích yếu tố pháp lý cho thấy PCA hoàn toàn đủ thẩm quyền để thụ lý và phán xét. Đây là điều cần phải nhấn mạnh, nếu không, vụ kiện sẽ không có giá trị. Volume II đến X (tổng cộng hơn 3.700 trang) chứa những chứng cứ và bản đồ ủng hộ lập luận chủ quyền của Manila…

Không phải tất cả ý kiến trong nước đều ủng hộ Tổng thống Aquino. Bắt đầu có những chuyên gia phân tích rằng Aquino đã liều lĩnh đưa quốc gia đến bờ vực rủi ro, không chỉ kinh tế mà còn quân sự. Những so sánh quân sự hai bên bắt đầu được nêu ra. Ngân sách quốc phòng Philippines không bằng 2% Trung Quốc. Dự trữ quốc gia 3.000 tỷ USD có thể giúp Trung Quốc đánh Philippines tơi tả mà không mảy may thiệt hại kinh tế. Không quân Trung Quốc có 315.000 người, Philippines chỉ có 15.000. Hải quân Trung Quốc có 255.000, Phi chỉ có 24.000 người. Trung Quốc có 2.910 máy bay quân sự trong khi Phi có vỏn vẹn 56. Trung Quốc có 19 khu trục hạm trong khi Phi không có chiếc nào. Trung Quốc có 4.500 tên lửa chiến thuật trong khi Phi không có một. Đừng kích động chiến tranh và châm ngòi cho chiến tranh. Nhiều ý kiến lên tiếng…

Tuy nhiên, như đã thấy, Manila không run sợ. Philippines không có sức mạnh quân sự. Họ chỉ có sức mạnh tinh thần dân tộc. Vũ khí của họ là pháp lý. Lý lẽ tranh luận chủ quyền phải được xây dựng trên nền tảng pháp lý và chỉ có thể dựa vào pháp lý để bảo vệ chủ quyền. Cách đối đầu với một kẻ ngông cuồng không biết lý lẽ là dạy cho hắn hiểu lý lẽ là gì. Một quốc gia to lớn không có “nhân phẩm” cần phải được giáo dục về giá trị nhân phẩm quốc gia. Bằng ý chí và quyết đoán, Aquino hiểu rằng, một quốc gia yếu khác với một quốc gia nhược. Một quốc gia yếu luôn cần một bộ máy lãnh đạo mạnh, có đủ dũng khí để đương đầu thế lực ngoại xâm, bằng bất kỳ phương tiện và cách thức gì, bất chấp nó hung hăng thế nào, và đặc biệt, luôn có đủ tự trọng để không hổ thẹn với người dân.

Trong số hàng triệu người dân Philippines đang vui mừng hôm nay trước phán quyết PCA, chắc chắn có không ít người nhớ đến Aquino. Trong số người dân nhiều quốc gia châu Á đang theo dõi sự kiện này, hẳn có không ít người nghĩ rằng các nước nhỏ châu Á khác đang cần có những lãnh đạo như Aquino. Mặc cảm tự tròng vào cổ cái gọi là “lời nguyền địa lý”, cùng những viện dẫn tự ti về yếu kém quân sự, chẳng gì hơn là lớp tráng phủ ngụy biện được dùng để che một sự thuần phục cúi đầu. 

NHÂN SĨ TRÍ THỨC HÀ NỘI CHÚC MỪNG VÀ CẢM ƠN PHILIPPINES !

NHÂN SĨ TRÍ THỨC HÀ NỘI CHÚC MỪNG VÀ CẢM ƠN PHILIPPINES !



Sáng nay 14-7-2016 đoàn Trung Tâm Minh Triết thay mặt nhiều nhà trí thức và nhân sĩ Hà Nội đã đem hoa đến tặng mừng Sứ quán Philippines tại Hà nội. Lẵng hoa ghi "Chúc mừng và Cảm ơn Philippines".

Ảnh: Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai Giám đốc Trung tâm Minh Triết trước cổng Tòa đại sứ Philippines.

PCA – Formosa – Falun Gong & Hơn Thế nữa

PCA – Formosa – Falun Gong 

& Hơn Thế nữa

Tác giả: Nguyễn Quang Dy
Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan.
Ảnh: PCA

KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog KD/KD bài viết phân tích sâu sắc với cái nhìn toàn cục về TQ thông qua một loạt sự kiện trong và ngoài nước từ Phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA), thảm họa Formosa đến Pháp Luân Công. Để hình dung một TQ với sức mạnh tàn bạo nhưng cũng có không ít tử huyệt.
Cảm ơn anh Nguyễn Quang Dy

PNTB: Một bài bình luận tuy dài mà hay.

Lúc này, chỉ có hai câu chuyện làm người ta quan tâm nhất là phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA) và thảm họa môi trường do Formosagây ra. Nó làm người ta tốn nhiều thời gian vì đọc không xuể thông tin (như lạc vào rừng rậm Amazon). Cả hai câu chuyện này đều liên quan đến Biển Đông và Trung Quốc. Còn câu chuyện thứ ba cũng liên quan đến Trung Quốc là tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công (Falun Gong).

PCA & cái bẫy Biển Đông
Ngày 12/7 đã đến và trôi qua, nhưng dư chấn về phán quyết của PCA vẫn còn nóng hổi. Tuy phán quyết của PCA không có giá trị cưỡng chế đối với Trung Quốc, nhưng nó như một cái tát pháp lý và truyền thông làm Bắc Kinh đau điếng, mà không làm gì được. Bắc Kinh chỉ có thể bịt được miệng người dân trong nước bằng kiểm duyệt, nhưng không thể bịt được thông tin Internet và truyền thông trực tuyến. Tập Cận Bình đã mất bao công sức để củng cố và thao túng quyền lực tuyệt đối như một vị “hoàng đế đỏ” (không khác gì Mao), nhưng cái tát của PCA làm ông ta  mất mặt với quốc tế và quốc dân. Đó là “sự sỉ nhục quốc gia” (national humiliation) như Bill Hayton mô tả (National Interest, 12/7/2016).     
Phán quyết của PCA bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc vì “không có cơ sở pháp lý” và khẳng định Trung Quốc “không có chủ quyền lịch sử” tại với Biển Đông. Theo Bill Hayton, đoạn 270 trong Phán quyết nói rõ nhất, “Tòa Trọng tài không tìm thấy một dấu hiệu nào cho thấy trong lịch sử Trung Quốc đã quy định hay kiểm soát việc đánh cá ở Biển Đông…” Điều đó có nghĩa Việt Nam có thể kiện đòi lại những đảo tại Trường Sa và Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cướp (như quyền hồi tố).
Tuy trước mắt, phán quyết của PCA bị một hạn chế lớn là không thay đổi được nguyên trạng do Trung Quốc áp đăt như “việc đã rồi”, nhưng đây là một bước ngoăt lịch sử có ý nghĩa chiến lược đối với tương lai Biển Đông. Nó làm thay đổi cơ bản quan hệ quốc tế của Trung Quốc không những đối với các nước láng giềng, mà còn đối với Mỹ và các cường quốc khác, để thực hiện quyền tự do lưu thông hàng hải. Phán quyết của PCA là cơ sở công pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông (không còn như trước nữa).
Lãnh đạo Trung Quốc thường hay nhắc người khác rằng “Trung Quốc là một nước lớn” (như sợ người khác không biết họ là nước lớn). Đó là một ám ảnh về tâm thức (inferiority complex) làm cho họ ngạo mạn và thích bắt nạt người khác, với một thái độ bề trên, nhưng lại lo mất thể diện. Phán quyết của PCA đã làm lãnh đạo Trung Quốc mất mặt, không những đối với quốc tế, mà còn đối với trong nước, dù họ ra sức bưng bít thông tin. Tập Cận Bình muốn người dân Trung Quốc thần phục ông ta như một vị “hoàng đế đỏ” đầy quyền uy hoặc “Xi Dada” đầy mị dân. Khi hoàng đế bị PCA làm mất mặt thì tất nhiên phải nổi giận lôi đình và tỏ ra cứng rắn để thị uy, không chỉ với quốc tế mà còn với quốc nội (quan trọng hơn).
Vì vậy, không ngạc nhiên khi Tập Cận Bình chỉ thị cho quân đội “sẵn sàng chiến đấu” và nâng mức báo động lên cấp 1 và cấp 2. Nhưng chiến đấu với ai? Có lẽ đây là một phản ứng tất nhiên theo chính sách “bên miệng hố chiến tranh” (brinkmanchip) và trò chơi “cờ vây” để hù dọa thiên hạ, và bắt nạt các nước láng giềng yếu hơn. Có lẽ Trung Quốc biết thừa rằng Mỹ tăng cường lực lượng tại Biển Đông và tiến hành tập trận chung để răn đe, nhưng Nhà Trắng không muốn đối đầu với Trung Quốc. Quân sự hóa và tập trận tại Biển Đông là một trò chơi của các nước lớn để thử gân nhau, và đối phó với các vấn đề nội bộ (là chính).  
Biển Đông là ván bài lớn của Tập Cận Bình, để củng cố quyền lực độc tôn (bên trong) và triển khai chiến lược “Một Vành đai, Một Con đường” đầy tham vọng (bên ngoài) nhằm thực hiện “Giấc mộng Trung hoa” của ông ta. Nhưng quan trọng hơn là Tập Cận Bình muốn dùng mục tiêu đối ngoại này để phục vụ mục tiêu đối nội, là duy trì nguyên trạng chế độ. Vì vậy, phải kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan của dân chúng (để “rửa mối hận lịch sử”) nhằm thuyết phục dân chúng ủng hộ ông ta, trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế và chính trị. Ông ta thậm chí sẵn sàng bắt chước Mao, để thuyết phục dân chúng nghe theo. Tập trung Quyền lực tuyệt đối (và bằng mọi giá) là ưu tiên số một của Tập Cận Bình. Vì vậy, PCA làm bộc lộ lỗ hổng quyền lực của Tập Cận Bình, không như “hoàng đế” mong muốn. 
Biển Đông là cái bẫy và con dao hai lưỡi đối với Tập Cận Bình. Phán quyết của PCA đe dọa lật tẩy Tập Cận Bình, vì lâu nay ông ta nói dối người dân Trung Quốc là có chính nghĩa, được quốc tế ủng hộ. Tại sao Bắc Kinh phải nói dối là có 60 nước ủng hộ Trung Quốc, trong khi chỉ có 8 nước (chủ yếu là mấy nước nhỏ tận Châu Phi) lên tiếng ủng hộ? Tại sao Bắc Kinh lo ngại về phán quyết của PCA, mặc dù lớn tiếng tuyên bố bất chấp? Tuy Trung Quốc ráo riết xây đắp các đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông, công khai thách thức Mỹ, họ không muốn đối đầu với Mỹ (mà chỉ muốn ăn chia kiểu nước lớn). Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” và trò chơi “cờ vây” để gậm dần Biển Đông bằng “lát cắt salami” theo “đường chín đoạn”, coi Biển Đông như cái ao riêng, đang bị Mỹ và PCA lật tẩy và ngăn chặn.      

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Long trọng kỷ niệm 187 năm ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu

Long trọng kỷ niệm 187 năm ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu


Ngày 9/7, Ban quản trị Lăng miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam TP Châu Đốc và Ban tế tự Đình Thần Thoại Ngọc Hầu (thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn) cùng tổ chức lễ kỷ niệm 187 năm ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu người có công khai phá vùng đất Nam Bộ

Với nghi thức cổ truyền của dân tộc Việt Nam, Lễ giỗ danh thần Thoại Ngọc Hầu (tên thật Nguyễn Văn Thoại) diễn ra vào mùng 6/6 âm lịch hằng năm để phật tử khắp nơi có dịp dâng hương tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông khắc ghi qua những công trình đánh dấu sự phát triển của vùng đất phía Tây Nam Tổ quốc, đặc biệt là vùng đất An Giang.
Lễ giỗ danh thần Thoại Ngọc Hầu (tên thật Nguyễn Văn Thoại) diễn ra vào mùng 6/6 âm lịch hằng năm
Lễ giỗ danh thần Thoại Ngọc Hầu (tên thật Nguyễn Văn Thoại) diễn ra vào mùng 6/6 âm lịch hằng năm
Danh thần Thoại Ngọc Hầu quê làng Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay là Quận Sơn Trà, TP Đà Nẳng, từ nhỏ ông theo gia đình di cư vào Nam định cư tại cù lao Dài, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Rất đông người dân đến dâng hương tưởng nhớ công lao đóng góp của danh thần đối với vùng đất Nam Bộ
Rất đông người dân đến dâng hương tưởng nhớ công lao đóng góp của danh thần đối với vùng đất Nam Bộ
Ông Thoại lập nhiều chiến công rồi được triều đình nhà Nguyễn công nhận là “Khai quốc công thần” sau khi lãnh đạo quân binh đánh Đông dẹp Bắc và nhiều lần sang Lào và Xiêm La làm nhiệm vụ bảo hộ Cao Miên. Điều đáng khâm phục là những công trình đào kênh dẫn nước, khai khẩn đất hoang thành lập10 làng ấp, xây dựng nhiều đình chùa ở 2 tỉnh Vĩnh Long và An Giang.
Khi ông mất đi, dân làng lập đền thờ nằm trong quần thể di tích kiến trúc lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang để mọi người trong vùng thành kính tri ân và ngưỡng mộ.
Bảo Phong

NGUYỄN DU TIÊN ĐOÁN VỀ THẢM HỌA FORMOSA

 NGUYỄN DU TIÊN ĐOÁN VỀ THẢM HỌA FORMOSA

Thư giãn cuối tuần: NGUYỄN DU TIÊN ĐOÁN VỀ THẢM HỌA FORMOSA



Tôi lo lắng về biển Hà Tĩnh - quê hương của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bị đầu độc chết. Tôi không nghe nổi cách giải thích của Bộ TN-MT về cá chết vì thủy triều đỏ. Tôi tìm cách hỏi Nguyễn Du bằng bói Kiều. "Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, cho con xin một quẻ nhận xét của cụ về thái độ của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường về vụ cá chết. Xin trang này, dòng này...". Giở ra thì thấy 2 câu:
"ĐÊM NGÀY GIỮ MỰC GIẤU QUANH
RÀY LẦN MAI LỮA NHƯ HÌNH CHẲNG THÔNG"
"Nhưng con vẫn băn khoăn: có chắc là cái đại công ty có quan hệ hữu hảo với tỉnh nhà và Bộ TN-MT xả thải chất độc làm cho cá chết không? Cho con xin trang này, dòng này...". Cụ phán:
"RÕ RÀNG MẶT ẤY MẶT NÀY CHỨ AI?"
Tôi toát cả mồ hôi! Không dám xin tiếp quẻ về tương lai chính trị của mấy ông kẹ này nữa.
BÓI TIẾP TRUYỆN KIỀU
Các bạn FB ngạc nhiên về độ chính xác của bói Kiều, nhưng vẫn chưa chịu, bắt tôi bói tiếp. Tôi bói được mấy câu thế này:

- Bộ TN-MT cử đoàn công tác vào với lời hứa ngất trời: 
NÀNG ĐÀ BIẾT ĐẾN TA CHĂNG
BỂ TRẦM LUÂN LẤP CHO BẰNG MỚI THÔI

Ai cũng tin sái cổ. Chu Xuân Phàm sợ quá chưa đánh đã khai: "Cá chết do tụi em xả chất độc đấy, nhưng dân VN nghèo, chọn thép thì phải ăn cá chết chứ thắc mắc gì. Đòi có thép lại ăn cá tươi thì đến Tể tướng cũng đầu hàng". Nhưng Bộ và Formosa "hai mắt cùng liếc hai lòng cùng ưa" thế nào mà mãi không tìm ra nguyên nhân cá chết, lúc nói thế nọ, lúc nói thế kia. 
- Cụ Nguyễn phán: 
LẠI CÒN BƯNG BÍT GIẤU QUANH, 
LÀM CHI NHỮNG THÓI TRẺ RANH NỰC CƯỜI

- Khi biết rõ thủ phạm rồi, bói đến tương lai của bọn chúng dân nên xử thế nào, cụ Nguyễn phán: 
ĐỨA THÌ VẢ MIỆNG ĐỨA THÌ BẺ RĂNG! 
Thế mới khiếp: lưới trời lồng lộng, thưa nhưng khó thoát!

(Cám ơn các bạn FB Hòa Đỗ, Đình Nguyễn, Quang Trung Đinh).

(Theo Tễu)

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Bài đặc biệt: SỰ KIỆN và NHÂN VẬT NỔI BẬT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016



SỰ KIỆN NỔI BẬT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
Bài viết riêng cho Tễu Blog

1. Đại hội Đảng 12 diễn ra với quy mô lớn chưa từng có về số lượng đại biểu (1.510 đảng viên), sự tốn kém về tổ chức (bao gồm cả việc huy động đông đảo công an, quân đội và an ninh để bảo vệ sự thành công tốt đẹp của đại hội).


2. Bầu cử đại biểu quốc hội khoá 14 với lượng người tự ứng cử đông đảo nhất từ trước cho đến nay và cũng bị loại với những cách thức và lý do chưa từng có trong tiền lệ đối với những người này. Sau kỳ bầu cử, tỷ lệ đảng viên trúng cử đại biểu quốc hội là 96% - một con số "vô địch" so với tất cả các tỷ lệ người trong đảng trúng cử các kỳ trước vốn luôn từ 90% trở lên theo cơ cấu ấn định sẵn bởi cơ chế "đảng cử dân bầu". 

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa và con chó của ông đang an ủi nhau. Ông bị đấu tố khốc liệt tại tổ dân phố, vì để con chó mấy lần chạy sang ỉa ở sân nhà hàng xóm, vì vậy người ta nói ông không thể làm đại biểu quốc hội được. Ảnh: Reuter.