Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Nhiều "hạt sạn" làm xấu hình ảnh hội Lim xứ Kinh Bắc

Nhiều "hạt sạn" làm xấu hình ảnh hội Lim xứ Kinh Bắc

(Dân trí) - Trụ sở cơ quan nhà nước cũng biến thành hàng loạt bãi gửi xe "chặt chém" du khách, nhạc sàn chát chúa át cả giọng ca quan họ ngọt ngào hay xe biển xanh tràn ngập lễ hội...đang là những "hạt sạn" làm xấu hình ảnh hội Lim.

Mỗi năm, hội Lim đón hàng vạn du khách về trẩy hội, nhân cơ hội hiếm có nên người người, nhà nhà đua nhau lập bãi trông giữ ô tô, xe máy. Không những thế, cả những trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước như: Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Y tế, Trạm biến áp điện lực, Đoàn thanh niên... cũng được tận dụng làm bãi trông xe.
Theo quan sát, du khách về trẩy hội đều bị các bãi trông xe “chém” một cách “đẹp”. Xe máy được trông giữ với giá 20.000 đồng/lượt, ô tô có là 50.000 - 100.000 đồng/giờ, tùy loại xe. Nếu một chiếc xe ô tô 45 chỗ về chơi hội cả ngày thì tiền gửi xe phải đến con số hàng triệu đồng.
Hát quan họ xin tiền tâị hội Lim là hình ảnh không đẹp.
Hát quan họ xin tiền tâị hội Lim là hình ảnh không đẹp.

Hát quan họ xin tiền tâị hội Lim là hình ảnh không đẹp.

Anh Nguyễn Thiên Minh ở Cầu Giấy (Hà Nội) bất bình: “ Tới hội Lim năm nay, tôi thấy Trung tâm Y tế huyện Tiên Du có trưng biển trông giữ xe phục vụ du khách đến với hội. Cứ tưởng là đơn vị của Nhà nước sẽ thu phí đúng giá theo quy định, ai ngờ khi lấy xe tôi bị "chém" 20.000 đồng/lượt"".
Tại hội Lim năm nay, rất nhiều du khách cũng ngao ngán khi lực lượng dân phòng đứng dày đặc ở cổng trong khi lễ hội vẫn lộn xộn với hàng quán vẫn la liệt mọc lên ở các khu vực cấm, đội ngũ hàng rong bày bán ngay trên đường cũng chẳng thấy ai nhắc nhở.
Ở khu vực đồi Lim, các phường quan họ mở gian hàng tràn lan, được rất nhiều du khách theo dõi. Tuy nhiên, khu vực sân khấu chính, Ban tổ chức đã cho mở nhạc “sàn” với dàn loa “khủng” đinh tai nhức óc để thu hút được du khách đến tham gia.
Năm nào cũng vậy, Ban tổ chức hội Lim đều tổ chức hát cho liền anh, liền chị quan họ tại ao đình. Cảnh đối đáp giao duyên trên thuyền rồng đã thu hút đông đảo du khách đến thưởng thức. Tuy nhiên, không ít người ngán ngẩm khi chứng kiến cảnh liền anh, liền chị vừa hát vừa ngả nón xin tiền.
Xe biển xanh đua nhau trẩy hội Lim.

Xe biển xanh đua nhau trẩy hội Lim.

Một du khách có mặt tại hội Lim nói: “Khi liền anh, liền chị đứng trên thuyền rồng hát được rất nhiều người theo dõi. Nếu quan sát thấy du khách nào cầm tiền trên tay thì chiếc thuyền chở liền anh, liền chị với khay trầu têm cánh phượng mới ghé vào. Du khách nào thả vào khay trầu nhiều tiền thì sẽ được các liền anh, liền chị hát bài mình yêu cầu. Còn du khách nào không thả tiền vào khay thì sẽ không được nhận trầu lộc”.
Mặc dù, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Trong Công điện, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các Bộ, cơ quan, địa phương chỉ tham dự lễ hội khi thực sự cần thiết và có liên quan đến yêu cầu công việc quản lý Nhà nước, chỉ đạo điều hành. Cán bộ, công chức chấp hành nghiêm việc không sử dụng giờ hành chính và xe công đi lễ hội, trừ các trường hợp thực thi nhiệm vụ theo chức trách được phân công. Tuy nhiên, tại lễ hội Lim 2014, tình trạng dùng xe công đi lễ vẫn xảy ra.
Quốc Đô - Bá Đoàn
"NVH - 3 T" xin có lời bàn thêm:
     Thật chua sót cho cảnh "ăn xin" của mấy nghệ sĩ hát quan họ trên thuyền dơ "nón quai thao" để nhận tiền "bo" của du khách.
     Thật ngu xuẩn khi người ta cho các đàn anh, đàn chị hát trên "Thuyền rồng". Ngu hết mực!
      Ngày xưa, RỒNG là biểu tượng của VUA (ví như: Long thể, long nhan, long sàng, long xa...Chỉ nhà Vua mới được dùng)
     Thuyền rồng chỉ giành cho vua chứ "dân đen" thì sao được ngự thuyền rồng?
     Vả lại "kiếp con hát thời phong kiến là "dân loại 4' sao được "nhảy cẫng lên thuyền mà hát xướng với nhau. Loại "Xướng ca vô loài" dám "mạn thượng khi quân" thể sao?
     Bây giờ họ lấy cớ "phục hồi văn hóa dân tộc" mà làm sai be bét. Hỏng cả truyền thống văn hóa dân tộc Việt.
(Xin mở rộng thêm: có nơi còn cho mấy cậu thuyền chào đánh lưới lên thuyền rồng gọi là "Thi bơi thuyền rông" Như vậy có đúng văn hóa dân tộc không? Phải nhờ các nhà nghiên cứu văn hoắ dân gian xem lại giúp. )

Không có nhận xét nào: