Ông Được gặp anh kết nghĩa: Lời xin lỗi cho món ân nợ không thể trả hết
(Dân trí) - Hơn 12h trưa ngày 6/7, vợ chồng ông Đào đã đặt chân tới sân
bay Nội Bài, Hà Nội, tới Bệnh viện Việt Đức thăm người em kết nghĩa
đang chờ phẫu thuật. Cuộc hạnh ngộ tràn nước mắt của kẻ đến người chờ
khiến những người chứng kiến thắt lòng xúc động.
>> “Liệt sĩ trở về” gặp anh kết nghĩa: Cuộc hội ngộ đầy nước mắt
Tôi đã khóc khi đọc bản tin này. Thật cảm động về tấm lòng của người Việt Nam ta. Đúng là "Bán anh em xa mua làng giềng gần". Tấm lòng cao thượng và nhân hậu của ông Nguyết Viết Đào và bà Trần Thị Dung vô cùng cao cả. "NVH-3T" mời các bạn cùng đọc và cùng tự hào về dân tộc ta có tấm lòng "thương người như thể thương thân".
Bước chân vội của đôi vợ chồng già
Chúng tôi đón được
ông bà Đào lúc đã quá trưa. Đôi vợ chồng già tất bật, vội vã và có phần
bỡ ngỡ trước sự tấp nập của thủ đô. Trên xe, bà Đào chẳng hề kêu than
đường dài vất vả mà chỉ hỏi dồn mọi người về tình hình sức khỏe của ông
Được. Bà nói: “Suốt đêm qua vợ chồng tôi chong đèn ngồi chờ trời sáng.
Định bụng 5h thì đi nhưng 3h sáng đã đóng cửa, gọi xe ôm xuống huyện.
Bây giờ ở cách chú ấy có mấy cây số mà cứ thấy như trong mơ”.
Ông Đào xúc động tâm
sự: “Ban đầu nghĩ là để vợ tôi ra chăm chú ấy trong những ngày nằm viện
như bao năm nay bà ấy vẫn chăm. Khi nào chú ấy khỏe thì tôi ra. Nghĩ vậy
nhưng chưa thể đi ngay được vì chưa xoay được tiền. Chỉ sau một đêm
chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và giờ thì đã có thể hoàn thành ước
muốn được bên cạnh em tôi lúc đau bệnh nhất”.
PV Dân trí thuyết
phục mãi vợ chồng ông Đào mới chịu đi ăn cơm trưa lấy lại sức sau một
chặng đường dài. Họ sợ người em kết nghĩa đang nóng lòng đợi ở bệnh
viện. Bữa cơm vì thế diễn ra rất vội. Ông Đào bảo: “Giá như chú ấy cứ
thế mà sống cảnh đói khổ cạnh tôi còn hơn là phải đối mặt với bệnh tật
như bây giờ. Giá như giờ này anh em ngồi cạnh nhau uống chén rượu nhạt
với rau muống thay cơm cũng là hạnh phúc”. Nói đoạn ông đặt chén cơm
xuống quay đi giấu giọt nước mắt.
(Thực hiện: Xuân Ngọc - Trọng Trinh)
Dẫu biết ông Được đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ chính quyền, xã hội, nhưng
ông Đào vẫn trăn trở: “Chú ấy là em tôi. Tôi thương lắm! Tôi nghĩ không
ai thay tôi thực hiện trách nhiệm với chú ấy được. Tôi biết khi lên cơn
đau em tôi vẫn sẽ gọi tôi”.
Phòng ông Được nằm ở
tầng 6, ông Đào vai mang nặng ba lô băng băng bước. Bà Đào cũng vội sải
chân như muốn rút ngắn những bậc cầu thang. Vừa bước vào phòng bệnh, ông
Đào và vợ đã khóc òa khi nhìn thấy người em kết nghĩa nằm trên giường
bệnh với nhiều thứ dây dợ quanh mình. Nhìn thấy ông Đào, ông Được ngỡ
ngàng gọi “anh Hai” rồi im lặng. Cảm xúc trào dâng khiến cả 3 người đều
nghẹn lời. Họ cùng khóc như trẻ nhỏ!
“Giá như bệnh tật là một gánh nặng, anh sẽ gánh đỡ em”
Sự có mặt của ông Đào
và vợ khiến người lính dũng cảm một thời ôm mặt khóc. Ở bên ông Đào, ông
Được hóa trẻ nhỏ, ông “mách”: “Em đau lắm, đau cái bụng và tức ngực khó
thở. Mấy đêm này em không ngủ được và ăn ít lắm. Cái đầu gối không phải
đi lại nhiều mà cứ nhức anh Hai ạ”.
Ông Nguyễn Văn Đào ứa nước mắt an ủi: “Giá như bệnh của em là gánh nặng thì anh Hai sẽ không ngại gì mà không gánh đỡ cho em”.
Qua giây phút xúc
động ban đầu, hai anh em trò chuyện không ngớt. Ông Được hỏi thăm những
cây cao su của anh đã lớn chưa? Thu nhập của anh thế nào? Có đủ ăn
không? Trước những bận tâm của ông Được, vợ chồng ông Đào chỉ biết khóc.
Bà Đào chốc chốc lại chạy ra hành lang khóc vội
Trong giờ phút hội ngộ,
ông Được nhiều lần nhắc lại câu nói: “Nếu không có anh chị Hai em đã
chết từ lâu rồi. Em xin lỗi anh chị”. Ông nói lời xin lỗi để thay lời
cảm ơn, nghe trong đó có sự day dứt của một món nợ ân tình không bao giờ
trả hết.
Hai người cháu ruột của
ông ngồi cạnh đôi mắt cũng đỏ hoe. Anh Phan Hữu Lợi nói: “Gia đình tôi
với gia đình bác Đào quả không biết thể nào là đủ. Mà chả có gì có thể
đền đáp nổi, công ơn cưu mang chú tôi suốt chục năm trời, anh em tôi chỉ
biết khắc dạ ghi tâm”.
Bà Đào (bà Trần Thị Dung) đứng sau lưng
chồng, chốc chốc lại ôm ngực chạy ra hành lang bệnh viện để có thể thoải
mái khóc. “Nhà tôi nuôi chú ấy 10 năm, tiếng là vậy chứ chú ấy khổ lắm.
Nhà tôi nghèo, cơm bữa đói bữa no. Chú ấy ốm thì mới phải ở nhà trông
cậy vợ chồng tôi. Còn đi được là chú ấy vẫn đi làm thuê, làm mướn để
kiếm cái ăn. Những lần ốm, tôi mua được tý cá, tý thịt để nâng sức thay
thuốc thang cho chú ấy. Biết bao lần vợ chồng tôi vì nghèo mà bất lực
nhìn chú Được vật vã kêu đau”, bà nhớ lại.
Nghĩ về quá khứ, lại
nhìn hôm nay, thấy ông Được đang nhận được sự chăm sóc tốt nhất của các y
bác sĩ, ông Đào tin rằng em ông sẽ khỏe lại, sớm trở về để được sống
bên gia đình ruột thịt, tại quê hương bản quán, với đủ đầy vật chất và
yêu thương, bù lại 40 năm đói rách lang bạt. Ông cầm tay ông Đào nói:
“Em sẽ khỏi bệnh thôi. Bọn giặc với bao nhiêu súng đạn chả giết nổi em,
bây giờ thì có lý do gì mà em chết được. Em sẽ khỏe và sẽ về trong đó
thăm quê…”.
"NVH - 3T" CẢM KÍCH XIN CÓ MẤY CÂU:
Dẫu không cùng mẹ cùng cha.
Anh em gặp gỡ như là tay chân.(Ý: "Huynh đệ như thủ túc")
Xa xôi bỗng hóa lên gần
Thương người ốm yếu, tấm thân điêu tàn.
Quê hương cách mấy dặm ngàn
Người thân không có, họ hàng không hay.
"Nhiễu điều..." lời dạy xưa nay.
"Người trong một nước..." tháng ngày giúp nhau.
Cảm thông bệnh hoạn ốm đau.
Bát cơm, hạt muối, ngọn rau...ân tình.
Dẫu không cùng mẹ cha sinh.
Quan san muôn dặm, nặng tình anh em.
Xứng danh gương sáng nêu tên
"Tấm lòng người Việt", ta thêm tự hào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét