NĂM BÍNH THÂN KỂ CHUYỆN CON KHỈ
KHỈ
TÀI BẮT CHƯỚC.
Khỉ là loài
động vật tinh nhanh, thông minh và hiếu động. Chúng cò tài bắt chước các động
tác hay cách làm của người khác.
Chuyện kể
rằng, có người nông dân miền núi trồng được nương ngô. Đến mùa thu hoạch, lũ
khỉ từ trong rừng kéo nhau ra. Nó bắt chước người vặt hết bắp ngô mang vào
rừng. Khốn nỗi sức vóc khỉ có hạn chả mang được là bao. Nhưng do rất nhanh nên
chăng mấy hôm, nương ngô tốt là thế đã bị lũ khí vặt gần hết.
Mấy người nông
dân bàn tìm cách trừng trị bọn “phá hoại” này. Họ nhau coi như không biết có
chuyện khỉ vặt trộm ngô. Họ cũng vào nương ngô giả vui đùa, hò hét rồi bện giây
chuối, giây rừng quân quanh người và vặt ngô gài vào đó. Lũ khí ngồi trên cây
đã thấy rõ cách làm của những người nông dân. Đợi những người nông dân kéo nhau
đi, lũ khỉ lại tràn xuống nương ngô. Bắt chước những người nông dân, lũ khí lấy
giây buộc vào người nhau và vặt ngô cài quanh mình. Bất ngờ, nhưng người nông
dân xuất hiện, họ reo hò, vác gậy gộc đuổi đánh. Lũ khỉ hoảng hốt bỏ chạy nhưng
chạy sao thoát. Vì con nọ đã buộc vào con kia nên khi bỏ chạy, chúng bị mắc vào
cây và bị những người nông dân tóm gọn,
Lại có chuyện,
có người bán mũ nón đi qua khu rừng. Chân mỏi, người mệt. Người bán nón ngồi
dựa gốc gây và ngủ mất. Khi tỉnh dậy, người
bán nón hốt hoang vì cả gánh mũ nón đã không cánh mà bay. Chợt anh nghe
tiếng bầy khỉ đang khèng khẹc đùa nhau trên cành. Nhìn lên, anh tá hóa vì trên
đầu mỗi con khỉ là những chiếc mũ, nón của anh. Anh muốn đòi lại nhưng lũ khỉ
cứ truyền cành tung mũ nón như cố tình trêu tức anh. Suy nghĩ mãi. Anh bèn vơ
lấy cái nón còn sót lại đội lên đầu và quay tròn múa hát. Sau đó anh tung cái
nón ra xa. Lũ khỉ trên cây dương tròn mắt nhìn theo. Người bán nón giả vờ nằm
lăn ra đất. Lũ khí thấy hay hay cũng rủ nhau tung mũ nón múa may. Đang lúc
chúng say xưa tung mũ nón. Người bán nón vung dậy dơ đòn gán, hò hét đuổi đánh.
Lũ khỉ vội vã vứt mũ nón chạy vội vào rừng. Người ban nón nhặt lại số mũ nón mà
lũ khỉ vứt lại cũng tạm đủ.
Mới hay, học
mót, bắt chước cũng rất cần nhưng cơ bản ta phải biểt giá trị của công việc và
có sáng tạo trong lao động mới thu được kết qủa tốt.
TIẾNG KÊU ĐỨT RUỘT
Khỉ là loài
động vật sống bầy đàn nhưng trong đám bày đàn ấy, chúng cũng hình thành những
gia đình nho nhỏ. Vợ chồng, con cái sống quấn túm, giúp đỡ, chăm sóc nhau.Nhưng
con khỉ cái rất tỷ mỉ trong việc nuôi con. Nó bắt chấy, rận… cho con bú như một
người mẹ dịu hiền.
Có người đi
săn bắn chết một con khỉ con. Anh ta bí mật phục kích đợi con khỉ bố mẹ đến
nhặt xác khỉ con. Bất kể nguy hiểm, khỉ bố tìm cách dụ người đi săn ra nơi khác
để con khỉ mẹ bế xác con mình chuyền cây mang con về hang. Đêm đó, con khỉ mẹ
cứ ôm khỉ con mà khóc than vật vã. Trong đêm khuya, giữa rừng vắng, tiếng gào
khóc của con khỉ mẹ nghe sao não nề, u uất. Khi tìm đến hang đá, người thợ săn
được chứng kiến cảnh tượng đau lòng. Khỉ mẹ chết mà vẫn ôm chặt con trong lòng.
Khi mổ bụng khỉ mẹ, Người thợ săn bàng hoàng vì ruột của khỉ mẹ đứt ra thành
nhiều đoạn. Khỉ mẹ vật vã khóc thương con đến đứt từng khúc ruột. Câu ngạn ngữ
“Nỗi đạu đứt ruột” phải chăng bắt nguồn từ câu chuyện này ?
NHĂN NHƯ KHỈ
Vốn dĩ mặ khi
đã nhăn nheo như một cụ già, vậy mà khi có điều gì phật ý, khỉ lại càng nhăn
nhó trông rất khó coi. Có lần, lũ khỉ “thuổng” được một gói hàng. Chẳng biết là
hàng gì mà được gói cẩn thận trong mấy lớp lá. Lỹ khỉ hí hưng mang vào rừng.
Chúng trèo tót lên ngọn cây rồi tranh dành nhau cái gói quà đó. Gói ;á tung ra.
Trời ơi! Măm tôn đặc. Mùi vị khó ngửi bay ra làm lũ khí cuống cuồng chạy ra xa.
Con nào con ấy mặt mũi nhăn “hết cỡ”. Cái mũi nó khìn kịt đánh hơi . Có con
nhảy cẫng lên lấy tay dứt từng đám lông bị dính mùi mắm tôm. Miêng kêu hét inh
ỏi, lũ khỉ vội bỏ chạy đi nơi khác. Chúng “dị ứng đặc biệt” với mùi mắm tôn.
Cái nét mặt
nhăn nhó, cáu bẩn và phản ứng thái quá của lũ khỉ trở thành câu ngạn ngữ chê trách những người hay nhăn nhó bực bội
một các vô lý. Thiên hạ chế cái mặt “nhăn như khỉ”. Có người còn nói rõ “nhăn
như khỉ ngửi mắm tôm”.
Trần Tuấn Tiến
( sưu tầm)
KHỈ TRÊN MÀN ẢNH VÀ SÂN KHẤU
Bộ phim “Tây
du ký” của điện ảnh Trung Quốc đã gây lên một cơn sốt trên toàn thế giới. Diễn
viên Lục Tiểu Linh Đồng nồi tiếng trong vai “Tề Thiên Đại Thánh” cả gan đánh cả
quân tướng nhà trời. Nhưng khi quy thuận, chính chú khỉ ấy đã vâng lệnh Phật Bà
quan thế âm đi hộ tống Đường Tam Tạng sang Tây trúc thỉnh kinh. Đoạn đường đi
qua bao núi sông hiểu trở gặp nhiều loại quý tàn ác, tài giỏi. Tôn Ngộ Không
với cây gậy “Như ý” đã tả xung, hữu đột đánh bại bọn yêu ma quỷ quái ấy, đưa
Đường Tăng đến được Tây Trúc thỉnh kinh. Có thể nói, công đầu cho chuyên “Tây
du” gian nan, vất vả ấy thuộc về Tôn Ngộ Không.
Các nhà làm
phim đã có nhiều trường đoạn để Lục Tiểu Linh Đồng phô diễn tài năng và làm nhiều khán giả từ Á sang Âu bị
“mê hoặc”.
Trên thế giới,
nhiều nước như Sinh ga po… cũng làm phim về Tôn Ngộ Không nhưng có lẽ không
nước nào vượt qua đỉnh “Tây du ký” của Trung Quốc. Nhiều hãng phim nổi tiếng
trên thế giới sản xuất những phim kỳ di mà nhân vật chính là những chú khỉ tinh
thông, tốt bụng. Chú “Kinh kông” (Phim Mỹ) đã làm xáo trộn cả thành phố lớn của
nước Mỹ và gây dư luận tốt trên thị trường phim ảnh. Nhiều nhà làm tài liệu đã
dày công quay được nhiều đoạn phim về cuộc sống tự nhiên của loài khỉ.
Trên sân khấu,
nhiều đoàn xiếc đã thu hút khán giả (nhất là khán giả nhí) bằng tiết mục “Xiếc
khỉ”. Những chú khỉ con trong trang phục của người ngộ nghĩnh, đáng yêu. Chú
khỉ gánh nước, xay lúa, giã gạo, đi xe
đạp, đi cầu thăng băng, đi qua giây và nhào lộn rất tài tình. Nhiều đoàn Múa
Rối cũng có những tiết mục về khỉ được coi như những tiết mục đinh.
Đoàn Cải lương
Hải Phòng một thời nổi danh với vở “Mẫu đơn tiên”. NSƯT Hoàng Anh được khán giả
trầm trồ khen ngợi qua vai Tôn Ngộ Không. Tuy có vóc dáng to lớn nhưng NSƯT Hoàng Anh lại tỏ
ra rất nhanh nhẹn và khéo léo thể hiện thành công vai “chú khỉ” tinh ranh Tề
Thiên Đại thánh.
Trong lễ hội
“Cát Bà xanh”. Chúng tôi đã đưa các chú “voọc” bạc má lên sân khấu. Những diễn
viên trong trang phục các chú voọc tinh nhanh, láu lỉnh nhào lộn, nháy múa với
du khách. Đó là thông điệp “Hãy chung tay bảo vệ chăm sóc loai voọc đầu trắng
quý hiếm có tên trong sách đỏ quốc tế hiện còn tồn tại rất ít trên quần đảo cát
Bà”.
Năm Bính Thân
– năm con khỉ chắc điện ảnh, sân khấu sẽ có nhiều tác phẩm hay về loài thú nhỏ
nhắn, thông minh và đáng yêu này.
TRẦN TUẤN TIẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét