Tình hình Biển Đông ngày 4/8:
Số tàu cá của Trung Quốc ở Biển Đông lên tới hơn 4 vạn
- Tình hình Biển Đông hôm nay tiếp tục căng thẳng khi hàng vạn tàu cá
Trung Quốc tràn ngập ngư trường Biển Đông. Cùng với hành động phô trương
sức mạnh quân sự gần đây của Trung Quốc, dấu hiệu một cuộc chạy đua vũ
trang trong khu vực đang ngày càng rõ nét.
Hơn 44.000 tàu cá được Trung Quốc lùa xuống chiếm Biển Đông
Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông
hôm nay, sau khi kết thúc 75 ngày áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đơn
phương, tính từ 12h00 ngày 1/8, tổng số tàu cá Trung lùa ra biển Đông đã
lên tới con số 44.000 tàu.
Số tàu cá ra khơi đợt này chủ yếu là của
4 tỉnh ven biển, gồm Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến. Đây
là 4 tỉnh có số lượng tàu cá hoạt động nhiều nhất ở ngư trường biển
Đông, chính vì vậy lễ xuất quân ra khơi năm nay cũng được chính quyền
các tỉnh này tổ chức cực kỳ long trọng.
Tại Hải Nam, ngay sau khi “tiếng còi”
khai cuộc mùa đánh bắt mới bắt đầu vào lúc 12h ngày 1/8, đã có 8994 tàu
cá các loại đồng loạt khởi hành hướng tới ngư trường biển Đông.
Tại Quảng Tây, hơn 3000 tàu cũng đã ra
khơi. Được biết, Quảng Tây có tổng số 3083 tàu cùng 18837 ngư dân
đã về cảng nghỉ ngơi sau khi có lệnh cấm đánh bắt (từ 12h ngày
16/5). Trong đó thành phố Bắc Hải là 2448 tàu, thành phố Khâm Châu
274 tàu và thành phố cảng Phòng Thành 361 tàu.
Tình hình Biển Đông hôm nay ngày 4/8: Hàng vạn tàu cá Trung Quốc tràn ngập Biển Đông. Ảnh minh họa
Phúc Kiến được coi là tỉnh có tổng
số tàu ra khơi nhiều nhất với hơn 18.000 tàu, chiếm 80% trong tổng số
hơn 22.500 tàu trên phạm vi toàn tỉnh. Tiếp đó là tỉnh Quảng Đông với
14.000 tàu.
Được biết, số tàu cá ra khơi đợt này bao
gồm cả tàu vỏ gỗ và tàu vỏ thép, hoạt động rất đa dạng và chính quy
theo đội hình đánh bắt trên ngư trường, số tàu này còn được nhà nước
Trung Quốc hỗ trợ xăng dầu và nhiều trang thiết bị đánh bắt hiện đại.
Thêm vào đó, hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh tốc độ đóng mới các loại
tàu vỏ thép giúp ngư dân nước này vươn khơi, đánh bắt xa bờ, đặc biệt
những tàu vỏ thép này lại được nhà nước “bật đèn xanh”, khuyến khích tìm
đến những vùng biển đang có tranh chấp để đánh bắt.
Có lẽ vì lý do đó mà các loại tàu vỏ
thép này không ngần ngại gây ra những vụ va chạm trên biển Đông và biển
Hoa Đông. Điều này chúng ta đã thấy trong đợt giàn khoan Hải Dương 981
hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, những tàu
này đã không ngần ngại đâm húc cả tàu cá và tàu công vụ của ta.
Châu Á - Thái Bình Dương chạy đua vũ trang vì Trung Quốc ra sức thị uy quân sự trên Biển Đông
Những thông tin gần đây trên báo chí cho
hay các lực lượng quân sự của nhiều quốc gia đang hoạt động tích cực
tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả Biển Đông và
biển Hoa Đông.
Trước đó, báo chí đưa tin, từ ngày 29/7
đến ngày 2/8, Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt các cuộc tập trận trên
biển Hoa Đông. Trong khi đó, Triều Tiên thực hiện thêm một vụ phóng tên
lửa tầm ngắn về phía biển Nhật Bản. Mặc dù sự chú ý của thế giới đang
hướng vào các sự kiện tại Trung Đông và Ukraine, diễn biến ở châu Á -
Thái Bình Dương cũng không thể không được xem là điều đáng báo động.
Tình hình Biển Đông hôm nay ngày 4/8: Khu vực đề cao cảnh giác trước hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh minh họa
Trước những hành động “đổ thêm dầu vào lửa” của Trung khi tình hình Biển Đông
chưa bao giờ hết căng thẳng, chuyên gia Valery Kistanov, lãnh đạo các
nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nhận
định, sự tăng cường tiềm lực kinh tế - quân sự của Trung Quốc đã thay
đổi cán cân lực lượng trong khu vực. Mặc dù sự đề cao hòa bình của Trung
Quốc luôn được nhắc đến, các nước láng giềng trong khu vực không khỏi
không lo ngại trước chính sách hung hăng của Bắc Kinh trong các hoạt động hải quân.
Bên cạnh đó, điều này cũng liên quan đến
tham vọng và những hành động ngày càng gây quan ngại cho cộng đồng quốc
tế của Bắc Kinh trên Biển Đông, biển Hoa Đông và các tranh chấp với một
số nước trong khối ASEAN, trước hết là với Philippines và Việt Nam,
được biểu lộ rõ ràng qua hành động kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vì vậy, ngày càng nhiều các nước bắt đầu
quan tâm đến bảo vệ an ninh và chi tiền nhiều hơn để trang bị vũ khí và
tăng cường tiềm lực vũ trang. Trong thực tế, cuộc chạy đua vũ trang
đang diễn ra ở Đông và Đông Nam Á. Trong bối cảnh như vậy, đòi hỏi có
những cơ chế pháp lý để làm giảm sự căng thẳng.
Minh Thùy (tổng hợp theo Datviet_ANTD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét