Tác dụng chữa xoang của dược thảo
Thương nhĩ tử
Từ xa xưa, Thương nhĩ tử đã được sử dụng như một vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc gia truyền nổi tiếng chủ trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nhiều trong số các bài thuốc này vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay.
Thương nhĩ tử là bộ phận quả
đã được phơi hoặc sấy khô của cây thương nhĩ. Thương nhĩ hay còn gọi là
Ké đầu ngựa, phắc ma, mác nháng, có tên khoa học là Xanthium strumarium L., thuộc
họ Cúc (Asteraceae).
Thương nhĩ là cây thảo, cao từ 50-80cm, ít phân cành. Thân
có hình trụ, cứng, có khía, màu lục, đôi khi điểm những chấm màu nâu tím, có
lông cứng. Lá mọc so le, hình tim - tam giác, mép khía răng không đều, có lông
cứng và ngắn ở hai mặt. Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy
gai góc, để dụng làm thuốc phải chọn quả già chắc, có màu vàng sẫm, có gai,
trong có hai hạt, có dầu, không sâu mốc và vụn nát.
Theo Đông y, thương nhĩ tử có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính ấm,
có tác dụng tiêu độc, chống viêm, sát trùng, kháng khuẩn, tán phong, trừ thấp,
chống dị ứng, giảm đau, chủ trị phong hàn đau đầu, phong tê thấp, tắc ngạt mũi,
cảm lạnh, viêm xoang mũi dị ứng xuất tiết,
tỵ uyên (chảy nước mũi hôi).
Y học hiện đại cũng chứng minh: quả thương nhĩ tử chứa nhiều
sesquiterpen lacton, vitamin C và glucose, Beta – sitosterol Beta – D –
glucosid… có tác dụng chống viêm, kháng
khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, một số loại nấm điển hình như Candida albicans… Đây
là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm xoang cấp và mãn tính.
Trong cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I
ghi nhận nhiều bài thuốc hay chữa bệnh viêm xoang mũi hiệu quả. Cụ thể, dùng
thương nhĩ tử sao vàng, tán bột uống hàng ngày để điều trị chứng mũi chảy nước
trong và đặc. Hay để chữa bệnh viêm xoang nhiễm khuẩn có thể sử dụng bài thuốc:
thương nhĩ, sinh địa, kim ngân, mỗi vị 16g, huyền sâm, đan bì, mạch môn, hoàng
cầm, mỗi vị 12g, tân di 8g, sắc uống ngày một thang….
Ngoài ra, trong các tài liệu khác cũng ghi nhận công dụng chữa
viêm mũi dị ứng của thương nhĩ tử: dùng một lượng thương nhĩ thích hợp, sao tới
khi có màu xám, tán thành bột mịn uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g, liên tục trong 2
tuần, sau đó nghỉ vài ngày lại tiếp tục uống giúp cải thiện bệnh rõ rệt và hạn
chế tái phát bệnh hiệu quả.
Đặc biệt, tác dụng sát khuẩn, chống viêm của thương nhĩ tử kết
hợp với tính giảm đau, tiêu viêm, ức chế virus cúm và một số vi khuẩn như tụ cầu
vàng, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn típ A, trực khuẩn lỵ; chống dị ứng của
Tân di và tác dụng chống viêm, giảm ngạt mũi, giảm tiết dịch, giảm hắt hơi, sổ
mũi nhức đầu của Hoa ngũ sắc có tác dụng điều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi,
viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính.
Bài thuốc này hiệu quả khi được sử dụng “bôi ngoài” dạng thuốc
xịt với cơ chế kháng khuẩn, chống viêm, co các mạch máu tại chỗ, làm thông
thoáng đường mũi xoang, tăng đào thải dịch mủ ứ đọng trong các hốc xoang, giúp
giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, điếc mũi, chảy nước mũi…
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, để đạt hiệu quả cao trong điều
trị, người bệnh nên vệ sinh mũi hàng ngày, đeo khẩu trang khi đi đường và lao động
trong môi trường độc hại, giữ ấm vùng mũi và cổ khi trời lạnh và nên kiêng sử dụng
các thực phẩm cay, nóng và các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét