Cơ quan chức năng sẽ đưa “hiện vật lạ” ra khỏi di tích
Ông Phan Đình Tân, người phát ngôn của Bộ VH,
TT&DL cho biết, trong tuần này Thanh tra Bộ, Cục Di sản, Cục Mỹ
thuật- Nhiếp ảnh và Triển lãm lên kế hoạch rà soát hiện trạng tại các di
tích, sẽ đưa các “hiện vật lạ” ra khỏi những di tích được xếp hạng.
>> Bộ VHTT&DL khuyến cáo không đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích
Trao đổi với báo chí ngày 18/8, ông Phan
Đình Tân, người phát ngôn của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch(
BộVH,TT&DL) cho biết, ngay trong tuần này, Thanh tra Bộ
VH,TT&DL, Cục Di sản, Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm lên kế
hoạch rà soát hiện trạng tại các di tích tại các địa phương. Kế hoạch rà
soát hiện trạng di tích phải có sự vào cuộc, phối hợp của các Sở VH,
TT&DL địa phương.
“Cơ quan chức năng sẽ đưa các “hiện vật lạ” ra khỏi
những di tích đã được xếp hạng theo đúng tinh thần của Luật Di sản”,
ông Phan Đình Tân khẳng định.
Sư tử đá trước cổng chùa Vân Hồ, Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Hoàng)
Theo ông, việc tuyên truyền, vận động những nơi
đang sử dụng tháo dỡ biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các sản phẩm lạ,
văn hóa nước ngoài ra khỏi nơi công cộng là để giữ gìn truyền thống văn
hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước.
Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL
Hà Nội cũng đưa ra những phương thức xử lý sự việc trên địa bàn thành
phố Hà Nội như: tăng cường tuyên truyền hơn nữa Luật Dia Sản đối với
những người làm công việc trông nom di tích. Người cung tiến vào các di
tích phải hiểu đúng luật.
Về phía các cơ quan quản lý cần tăng cường quá
trình giám sát, kiểm tra để kịp thời tìm ra những trường hợp không đúng
luật và xử lý một cách kiên quyết, hạn chế dần thực trạng như hiện nay.
“Ở từng di tích, khi biết được nơi đó có hiện vật
nào không đúng, chúng tôi sẽ có sự phân loại các hiện vật, rồi làm việc
cùng UBND các quận, huyện. Trên cơ sở đó, sẽ phải cung cấp thêm thông
tin, kiến thức cho họ, cộng với việc thể hiện quan điểm rõ ràng của Sở
và yêu cầu làm theo chỉ đạo của Bộ. Đồng thời, UBND các địa bàn quận,
huyện cũng cần chỉ đạo xuống các thị trấn, xã,… nơi có những hiện vật
“lạ” ở di tích”, ông Trương Minh Tiến cho hay. Ông nói, cơ quan chức
năng sẵn sàng áp dụng biện pháp cưỡng chế nếu việc vận động, tuyên
truyền không hiệu quả.
"Hiện vật lạ" tại chùa Vân Hồ, Hà Nội (Ảnh: Trà Xanh)
Trước đó, Bộ VH,TT&DL vừa có văn bản khuyến cáo
các tổ chức, cá nhân không sử dụng, không sản xuất, không cung tiến
biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các sản phẩm lạ, văn hóa nước ngoài ở
nơi công cộng.
Văn bản khuyến cáo được ban hành sau khi nhiều nhà
văn hóa, sử học, khoa học lên tiếng phản ứng tình trạng nhiều sản phẩm,
linh vật (sư tử bằng đá và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình
thức không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa, khu di
tích, đình, chùa, công sở cơ quan, đơn vị gây phản cảm về thẩm mỹ, văn
hóa, tâm linh ở những nơi công cộng…
Nhiều ý kiến cho rằng, việc mở cửa, hội nhập với
quốc tế đã dẫn đến sự ảnh hưởng, thậm chí có cả “xâm lăng” văn hóa. Điều
đó tác động đến đời sống tinh thần, quan niệm thẩm mỹ, tâm linh, văn
hóa của người dân Việt Nam. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, công sở, đơn
vị… đặt tượng sư tử đá, tưởng là linh vật có xuất xứ Việt Nam mà không
hề biết đó là tượng có xuất xứ từ Trung Quốc.
Nguyễn Hằng
"NVH - 3T" HOAN NGHÊNH VÀ TÁN THÀNH VIỆC MANG CÁC CYHUS HỔI, SƯ TỬ "tÀU" HOÀN VỀ "CỐ QUỐC"..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét