Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Bệnh võng mạc tiểu đường -

Bệnh võng mạc tiểu đường - Biến chứng thường gặp

Trong các biến chứng ở mắt, bệnh võng mạc tiểu đường (VMTĐ) là thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây mù, làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân đái tháo đường.

Bệnh võng mạc tiểu đường - Biến chứng thường gặp

Những lỗ ở mao mạch khi bị giãn sẽ để cho máu, các chất dịch, mỡ... đi qua thành mao mạch một cách không chọn lọc gây phù hoàng điểm.
90% VMTĐ là do đái tháo đường
Bệnh VMTĐ là bệnh có tổn thương ở võng mạc do bệnh ĐTĐ gây ra. Trên thế giới, bệnh VMTĐ chiếm 90% những người bị tiểu đường trên 10 năm. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù và làm giảm chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ĐTĐ.
Bởi ở người bị bệnh võng mạc tiểu đường, các mao mạch bị giãn đến mức tạo thành các lỗ, làm cho máu, chất dịch, mỡ... đi qua thành mao mạch một cách không chọn lọc, nhiều chất không được phép chui vào võng mạc... khiến võng mạc bị phù, ảnh hưởng tới hoàng điểm ở trung tâm võng mạc, làm cho mắt nhìn mờ.
Ngoài ra, do mao mạch bị giãn, tốc độ hồng cầu giảm sẽ làm tăng khả năng kết tụ của tiểu cầu, tăng độ quánh của máu... Do đó làm cho mao mạch dễ bị tắc, máu không đến được võng mạc gây ra thiếu máu võng mạc. Võng mạc không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ sinh ra những mạch máu mới bất thường còn gọi là tân mạch. Vì là mạch máu bất thường nên chúng có thể vỡ và gây ra chảy máu trong mắt.
Mờ mắt – Biểu hiện điển hình của VMTĐ
Bệnh VMTĐ diễn biến qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn sớm: Tùy theo số lượng nhiều hay ít các mạch máu bị giãn ra mà võng mạc bị phù nặng hay nhẹ và tùy theo có phù ở vùng hoàng điểm hay không mà mắt có biểu hiện bị mờ hay chưa bị mờ.
Như vậy cần lưu ý là trong giai đoạn này, bệnh đã có tổn thương ở võng mạc dù cho mắt đã có biểu hiện mờ hay chưa.
Điều này nói lên tầm quan trọng của việc đi khám mắt đều đặn của người bệnh ĐTĐ để phát hiện sớm chứ không đợi cho đến khi các tân mạch này bị vỡ.
Giai đoạn muộn: Có những mạch máu mới, bất thường mọc ra trên bề mặt võng mạc (gọi là tân mạch). Chúng rất dễ vỡ và có thể gây chảy máu trong mắt, làm cho bệnh nhân bị mờ mắt đột ngột.
Ổn định đường huyết – Cách phòng bệnh hiệu quả
Nghiên cứu cho thấy, giảm 1% HbA1c từ 8% xuống 7% thì giảm 35% nguy cơ biến chứng vi mạch, khi HbA1c giảm xuống dưới 7,2% thì giảm mù tới 72%.
Do đó, việc tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ là đặc biệt cần thiết.
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh ĐTĐ nên đi kiểm tra đường huyết định kỳ và HbA1c 3 tháng/lần, khám chuyên khoa mắt ngay khi có chẩn đoán ĐTĐ.
Ngoài ra, có thể sử dụng các thảo dược như khổ qua, dây thìa canh, linh chi, sinh địa, hoài sơn, thương truật, tảo Spirunila để hạ đường huyết, làm giảm chỉ số HbA1c, giảm mỡ máu từ đó làm chậm sự phát triển của biến chứng đục thủy tinh thể, giảm các tổn thương ở võng mạc. Từ đó giúp tăng khả năng điều trị bệnh lý võng mạc ở bệnh nhân ĐTĐ.

Không có nhận xét nào: