LỄ ĐÓN NHẬN HÀI CỐT
LIỆT SĨ PHẠM VĂN CHÍ
LIỆT SĨ PHẠM VĂN CHÍ
Liệt sĩ Phạm Văn Chí ( Hy sinh ngày 18/11/1970)
|
Trần Tuấn Tiến: Thực ra Phạm Văn Chí không phải là bạn tôi. Chí học sau tôi 2 lớp. Tôi với Chí cùng là người phố Đông Thái, xã Tân Hưng (nay là Thị trấn Vĩnh bảo), huyện Vĩnh Bảo.
Gia đình tôi và bố mẹ Chí là chỗ quen thân. Mẹ Chí là cán bộ Hội phụ nữ khu phố còn bố tôi là Trưởng phố. Em gái Chí là Phạm thị Thúy lấy Phạm Xuân Hinh con bà cô ruột của tôi. (Chú Hinh đã mất).Vợ tôi cũng rất quen thân với gia đình Chí.
Hiện ông bà Đính đã mất. Có một em trai ở mãi Ucraina không về được. Nhà Chí còn 3 chị em gái mà Thúy là người hoạt bát, năng động nhất. Vì thể, thể theo nguyện vọng của thím Thúy, tôi được đưa vào danh sách "thân nhân liệt sĩ" của Ban đón nhận hài cốt liệt sĩ chính quyền phường Lam Sơn (Quận Lê Chân).
Một sự trùng lặp là năm 1972, khi tôi là Phó trưởng khu phố Đông Thái kiêm Bí thư Đoàn TNLĐ khu phố đã là trưởng ban tổ chức Lễ Báo tử cho liệt sĩ Phạm Văn Chí tại gia đình. Tôi đã chứng kiến sự đau sot, vất vã của bà Nguyễn Thị Ty - mẹ LS và sự kiên trì nhẫn chịu của ông Phạm Văn Đính. Hôm nay, tôi được than gia đón LS Phạm Văn Đính về với nơi "chôn rau, cắt thịt" của mình. Việc làm của tôi coi như một nén tâm hương thắp cho người cùng quê và sự giúp đỡ cô em dâu.
Một sự trùng lặp là năm 1972, khi tôi là Phó trưởng khu phố Đông Thái kiêm Bí thư Đoàn TNLĐ khu phố đã là trưởng ban tổ chức Lễ Báo tử cho liệt sĩ Phạm Văn Chí tại gia đình. Tôi đã chứng kiến sự đau sot, vất vã của bà Nguyễn Thị Ty - mẹ LS và sự kiên trì nhẫn chịu của ông Phạm Văn Đính. Hôm nay, tôi được than gia đón LS Phạm Văn Đính về với nơi "chôn rau, cắt thịt" của mình. Việc làm của tôi coi như một nén tâm hương thắp cho người cùng quê và sự giúp đỡ cô em dâu.
TÓM TẮT TIỂU SỬ
LIỆT SĨ PHAM VĂN CHÍ
Liệt sĩ : PHẠM
VĂN CHÍ sinh năm 1948
Nguyên quán :
Phố Đông Thái, xã Tân Hưng, (Nay là thị
trấn Vĩnh Bảo) huyện Vĩnh Bảo, thành phố
Hải Phòng.
Nhập ngũ tháng 4 năm 1966
Ngày vào Đảng
: Tháng 8 năm 1968. Chính thức: tháng 5 năm 1969.
Họ và tên bố :
Phạm Văn Đính sinh năm 1923
Họ và tên mẹ
: Nguyễn Thị Ty sinh năm 1928.
Hy sinh ngày
16 tháng 11 năm 1970
Tại chiến
trường miền Nam
Chức vụ: Chuẩn
úy, B trưởng Đơn vị : NB.
Xuất thân trong
gia đình nghèo, bố mẹ đều là nhân viên nhà nước. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn,
gia đình có 06 anh em, Phạm Văn Chí là anh cả lớn lên trong hoàn cảnh hòa bình
vừa được lập lại trên đất nước ta. Toàn dân đang hăng hái tham gia “khai hoang,
phục hóa”, để phục hồi nên kinh tế đất nước vốn đã nghèo đói, kiệt quệ sau cuộc
trường kỳ kháng chiến và sự bóc lột của thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
Chính cuộc
sống thiếu thốn ấy đã giúp cậu bé Phạm Văn Chí có nghị lực vươn lên, khắc phục
khó khăn trong cuộc sống.
Như bao thiếu
niên khác, Phạm Văn Chí cũng tham gia sinh hoạt đội Thiếu niên tiền phong Việt Nam.
Khăn quàng đỏ trên vai, cùng bạn bè trang lứa tung tăng cắp sách đến trường.
Phạm Văn Chí là học sinh hiền lành, chịu khó. Tính nết nhu mì
và hơi nhút nhát. Chí không hay tham gia vào các cuộc chơi trận giả, đá bóng
hay tắm sông mà chỉ đứng nhìn các bạn đùa nghịch. Bù lại, Chí có lực học giỏi.
Trong lớp, Chí thường xếp thứ hạng cao, hay được các thày cô tuyên dương về
thành tích học tập.
Cứ thế, mỗi
năm một lớp, Phạm Văn Chí đã học hết lớp 10 – cấp 3 phổ thông (nay
là lớp 12 trường Trung học phổ thông) và được gọi vào đại học. Đặc biệt
Phạm Văn Chí là 1 trong số 2 người của thành phố Hải Phòng được tuyển chọn đi
học tại Liên Xô.
Vào thời kỳ này, cuộc kháng chiến “chống Mỹ cứu nước”
ngày càng ác liệt. Trên chiến trường Miền Nam, quân giải phóng đã mở nhiều cuộc
tấn công giải phóng nhiều vùng đất. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra
đời năm 1960 thu được nhiều thắng lợi trên mặt trận ngoại giao quốc tế.
Ngày 5 tháng 8
năm 1964, đế quốc Mỹ gây ra vụ ‘Vịnh Bắc Bộ” để lấy cớ mang máy bay, bom đạn,
tàu chiến ồ ạt tấn công miền Bắc hòng chặn đường chi viện cho tiền tuyến lớn
miền Nam.
Hàng vạn thanh
niên hăng hái tòng quân “Chống Mỹ, cứu nước”. Phong trào thi đua “3 Sẵn sàng”,
“3 đảm đang”, “Tất cả vì miền Nam
thân yêu” đang lên cao. Câu hát “Vượt Trường Sơn...” thôi thúc ý chí quyết tâm
của lớp trẻ Việt Nam
anh hùng.
Không thể “an
phận thủ thường”, tìm nơi bình yên để náu mình, Phạm Văn Chí không chọn cọn
đường du học nước ngoài mà đã dùng máu viết đơn xin được tòng quân cứu nước.
Cùng là đảng
viên nên ông bà Phạm Văn Đính, Nguyễn Thị Ty đã không ngăn cản mà còn động viên
con nhập ngũ.
Tháng 4 năm
1966. Phạm Văn Chí thực hiện ước mơ “ gác bút nghiên theo việc binh đao”. Khi
đó anh vừa tròn 18 tuổi.
Bắt đầu từ
đây, đè nặng lên thân hình mảnh mai dáng thư sinh của Phạm Văn Chí là sức nặng
của chiếc ba lô và lý tưởng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phới dậy
tương lai...”
Phạm Văn Chí
tham gia chiến đấu trên chiến trường NB. Trong quá trình phấn đấu chống chọi
với đói khát, bệnh tật. Vượt qua mưa bom, bão đạn... Ý chí và nghị lực kiên
cường của chàng trai trẻ Phạm Văn Chí đã chiến thắng.Tháng 8 năm 1968, Phạm Văn
Chí đã vinh dự được đứng trong đội ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 5 năm 1969
là Đảng viên chính thức.
Với tinh thần
dũng cảm, không ngại hy sinh, gian khổ, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ nên Phạm
Văn Chí đã được phong quân hàm Chuẩn úy, giữ chức vụ Trung đội phó khi mới 20
tuổi.
Thế nhưng...
cũng như hàng trăm ngàn thanh niên khác. Phạn Văn Chí đã anh dũng hy sinh trên
chiến trường miền Nam.
Anh đã dùng máu xương mình góp phần tô thắm màu cờ son của Đảng và dân tộc ta.
Anh đã hiến dâng tuổi xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.
Rừng núi đại
ngàn Trường Sơn bao la. Mảnh đất Bình Thuận đầy nắng và gío mặn biển khơi đã
giang tay đón anh vào lòng đất mẹ. Anh ra đi khi đời đang phơi phới 22 tuổi xuân
Liệt sĩ Phạm
Văn Chí ơi! Khi anh ra đi trên tuyến đầu chống Mỹ, anh có biết rằng ở hậu
phương cha mẹ anh vẫn từng ngày đau đáu đợi tin con? Mỗi bữa cơm cũng đắng lòng
vì tiếng súng phía trời xa vọng về. Đêm ngủ không yên giấc vì hình anh đứa con
trai yêu thương ẩn hiện giữa bạt ngàn cây xanh hay lẫn trong màu khói đạn... Mẹ
cha anh, các em anh vẫn đêm ngày mong anh trở về đoàn tụ.
Nhưng... Phạm
Văn Chí đã không bao giờ được trở về cái thị trấn Đông Thái nhỏ bé thân yêu của
mình nữa. Không bao giờ Chí được oà vào
ôm chặt lấy mẹ cha và các em thơ dại. Anh đã nằm xuống để mùa xuân hạnh phúc
của dân tộc đơm hoa, kết trái. Để núi sông liền một giải, để Bắc Nam
vui câu hát thành công. Anh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Anh đã lấy chữ “Trung
với nước” để thay chữ “Hiếu với mẹ cha”. Phạm Văn Chí đã cùng hàng ngàn, hàng
vạn thanh niên hiến dâng sức trẻ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân ta.
Sau nhiều năm
đứng cùng đồng đội trong nghĩa trang liệt sĩ thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận. Hôm nay, thể theo yêu cầu của gia đình, chúng ta trân trọng đón hài cốt
liệt sĩ để đưa về an táng tại quê hương.
Mảnh đất nơi
Phạm Văn Chí đã “chôn rau, cắt rốn” nay lại rộng vòng tay nhân từ ôm lấy người
con ưu tú của quê hương đưa anh vào lòng đất mẹ thắm trọn nghĩa tình. Anh về
đây trong nỗi tiếc thương của gia đình, họ hàng, bạn bè thân thích và các đồng
đội cùng tòan thể nhân dân phường Lam Sơn, quận Lê Chân và thị trấn Vĩnh Bảo.
Anh sẽ về gặp
lại bố mẹ, anh em họ hàng trong một thế giới tâm linh huyền bí.
Chúng tôi mong
anh hãy nhận lấy tấm lòng biết ơn và những tình cảm sâu sắc của quê hương, đất
nước dành tặng cho những người con anh hùng, những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh
vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc .
Xin liệt sĩ
Phạm Văn Chí hãy yên tâm vì những giọt máu đào anh góp vào sự nghiệp chung của
cách mạng dân tộc đã đơm hoa kết trái. Thành quả trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam
anh hùng hôm nay chính là để đền đáp lại sự hy sinh của các anh.
Không chỉ gia
đình, họ hàng nhớ đến anh mà tất cả chúng tôi luôn nhớ ghi sự hy sinh đóng góp
của anh và đồng đội.
Liệt sĩ Phạm
Văn Chí sẽ sống mãi trong lòng chúng tôi. Sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.
Tổ quốc đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng, liệt sĩ
Từ tối ngày 22/11 (20/10 âm),hài cốt liệt sĩ Phạm Văn Chí quàn tại chùa An Dương (quận Lê Chân) |
Gia đình, thân nhân làm lễ trước hài cốt LS Phạm Văn Chí |
13g30 ngày 23/11/2013 (21/10 âm) Hội CCB phường Lam Sơn làm lễ đón hài cốt từ chùa An Dương về nhà tang lễ |
Lễ rước hài cốt LS Phạm Văn Chí từ chùa An Dương |
Đoàn rước qua ngõ nhà thân mẫu LS Phạm Văn Chí |
14 giờ ngày 23/11 buổi lễ đón hài cốt Liệt sĩ Phạm VănChí do Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ, Hội CCB và các ban ngành phường Lam Sơn (quận Lê Chân ) bắt đầu |
Ông Phạm Tiến Du - Phó Bí thư, chủ tịch UBND quận Lê Chân cùng đoàn đại biểu Quận úy, UBND, Ủy ban MTTQ và các ban ngành quận Lê Chân đã đến dự đặt vòng hoa, thắp hương tưởng niệm LS Phạm Văn Chí |
Các em, và cháu ruột của LS Pham Văn Chí |
Ông Phạm Tiến Du và đoàn đại biểu quận Lê Chân |
Ông Việt An (Bí thư Đảng ủy) và đoàn đại biểu Đảng ủy, UBND, ủy ban MTTQ và các ban ngành phường Lam Sơn vào dâng lễ. |
Đoàn đại biểu Đoàn TNCS HCM phường Lam Sơn |
Đoàn đại biểu chi bộ, hội CCB và tổ dân phố số 4 dâng lễ. |
Các gia đình thân nhân vào dâng lễ |
Hội CCB phường Lam Sơn làm lễ |
CLB Điện Biên vào dâng lễ |
Ông Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND thành phố HP vào dâng lễ. |
Nhiều bạn bè thân nhân, bà con nhân dân khu phố đến tưởng niệm LS và chia buồn cũng gia đình |
1 nhận xét:
Xin chia sẻ với cô Thúy cùng gia quyến lời phân ưu và chúc cho hương hồn liệt sĩ Phạm Văn Chí được siêu thoát nơi chín suối.
Đăng nhận xét