ẤN TƯỢNG THÁNG 5
Với người Việt Nam thì tháng 5 là tháng “rực lửa”
anh hùng: ngày Quốc tế lao động 1/5; ngày giải phóng Điện Biên 7/5, ngày sinh
Bác 19/5. Còn với chúng tôi 10 nhà viết
kịch của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam (NSSKVN)còn phải nhận thêm một trọng trách:
đi thực tế và viết về cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng thi hành án hình sự và
hỗ trợ tư pháp thuộc lực lượng Công an nhân
dân Việt Nam.
Với một chặng đường gần 2000km, với thời gian 15 ngày ở những địa hình vùng
sâu, vùng xa, khó khăn phức tạp nhất từ Thanh Hóa đến Tây Nguyên xuống Bình Phước,
ra Bình Thuận. Nhóm tác giả đã “thực mục sở thị”, cảm thông, chia xẻ, thấu hiểu
cuộc sống thực của cán bộ, chiến sĩ các trại giam (Trại giam số 5, Trại giam Đắc Trung, Trại giam An Phước và Trại giam Thủ
Đức). Được chứng kiến sự hoàn lương của các phạm nhân ở những trại giam đó.
Nói sao cho hết sự mến phục, kính nể của của chúng tôi với cán bộ, chiến
sĩ trong lực lượng “đặc biệt” này. Họ là
những người thày theo đúng nghĩa đang giáo dục, cảm hóa mau trở lại cuộc sống đời
thường.
Những buổi làm việc trong cái nắng gay gắt đến 39-40độ, trong cả cơn bão
lốc bất chợt.Được nhìn, được nghe, được san xẻ những nỗi buồn vui của các đối tượng.
Phần hiểm nguy, gian khó với nỗi vất vả hiểm nguy của CBCS vẫn còn nhưng
ngời lên là sự tự tin, sự trung thành tuyết đối của các anh,các chị trong “sự
nghiệp trồng người” không phải chỉ ở một thế hệ đã được chuyển tiếp đến ba đời
cha-con-cháu.
Ngày xưa là chiến sĩ quân giải phóng. Khi đất nước hòa bình, các anh lại
chiến đấu chống bọn phản động Punrô, giữ buôn làng, giữ đất. Hôm nay các anh góp
phần giữ gìn trật tự an ninh với trách nhiệm là người giám thị, quản giáo. Các
anh, các chị chính là “các thày” uốn những cây đã từng ngã gục, hằn vết sẹo thời
gian.
Thương lắm những cặp vợ chồng cùng công tác trong một trại. 5 giờ sáng,
khi bọn trẻ đang còn say giấc đã bị bố mẹ đánh thức để đưa đến trường. Đoạn đường
gập ghềnh dài 5-10 cây và hơn thế nữa. Cháu bé ngái ngủ dặt dẹo trên yên xe.Khi
đó, trường học chưa đến giờ vào lớp, mẹ phải gửi con nhờ bác bảo vệ trông giúp để
kịp về đơn vị đúng giờ. Có cháu mới vài tháng tuổi, mẹ phải vắt sữa để gửi nhờ
hàng xóm trông giúp.
Ở trại Đắc Trung, có phạm nhân vào trại ba ngày thì đã đẻ. Các anh các
chị quản giáo lại phải lo cho “mẹ tròn con vuông”. Thằng bé được đặt tên là Ken
lớn lên lon ton chạy khắp sân gọi cô chú công an là ba, má.
Ở trại An Phước, có phạm nhân bị bệnh hiểm nghèo được chữa chạy tốn kém
đến 40-50 triệu đồng. Khi khỏi bênh, phạm nhân ấy nghẹn ngào nói: “Trại đã sinh
ra tôi lần thứ hai”.
Còn nhiều điều nữa không thể nói hết ví như: có những CBCS quản giáo trở
thành anh hùng, trở thành những cán bộ nòng cốt trong lực lượng CAND.
Cắt nghĩa điều này thật là giản dị khi cho ba điều ước thì một sĩ quân
nói: Điều ước thứ nhất: chúng em lo để hoàn thành nhiệm vụ.
Điều ước thứ hai: anh em đoàn kết để trại ngày một vững mạnh.
Điều ước thứ ba: con chúng em sẽ đi theo nghề của bố để được rèn luyên
và trưởng thành.
Ôi! Những điều ước sao giản dị đến vậy? Nhưng việc làm của các anh thật
là cao cả. NSƯT đã viết : “ Biến trại giam trở thành trường học/ Để cuộc đời này
bớt đi tiếng khóc...”
Qua bài viết này chúng tôi những người viết kịch muốn nói với các anh,
các chị, các phạm nhân, các khán giả hãy cùng chúng tôi san sẻ, cảm thông để những
điều tốt lành, những “ấn tượng của tháng 5” mãi mãi đẹp trong tâm khảm của mỗi
người.
NSƯT
BẰNG THÁI
AN PHƯỚC - HẠNH PHÚC AN LÀNH
Qua suốt chặng đường dài
Qua Phú Giềng đất đỏ
Bù Đăng- Bù Đốp
Qua Đồng Xoài chúng tôi vào An Phước
Nhớ chiến trường xưa...
Từ mảnh đất một thời
Vắt, muỗi như mưa
Mỗi tấc đất - tấc đạn bom cày xới
Chất độc Da cam sạm nước ngọt lành
Các anh đã vượt qua tất cả
Dựng lại đất ngàn xưa
Xanh màu sắc phục xanh
Với trái tim tươi đỏ
Với tình người tiếp lửa
Cho những con người có một thời u ám
giá băng.
An Phước ơi,An Phước những người thày người anh
Bao tháng năm gian khổ
Vì hạnh phúc nhân dân
Để An Phước mãi là An Phước!
KHÁNH
VINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét