CÓ PHẢI THẾ LÀ SÁNG TẠO KHÔNG?
Gần 20 năm nay, cứ mỗi độ xuân về, tết đến, khán giả truyền hình cả nước lại chờ đón chương trình “Gặp nhau cuối năm” hay còn gọi là “Táo quân”.
Thực ra, các “miếng trò” của chương trình không có gì là “độc chiêu” nhưng khán giả vẫn cười nghiêng ngả. Theo tôi các được của chương trình là:
Chương trình “Táo” đã “gãi đúng chỗ ngứa mà người dân dang bức xúc, muốn được phanh phui, muốn được nhờ “công luận” nói rõ trắng đen. Hầu hết nhưng khiếm khuyết của cơ chế nhà nước trong việc điều hành, quản lý nhà nước đều được đại diện các Táo “tố” ra bằng hết. Khán giả nghe các Táo thổ lộ can tràng như nói giúp được lòng mình nên số người hưởng ứng rất đông. Nghe nói nhiều chương trình “động” mạnh đến nỗi Cục Biểu diễn nghệ thuật của Bộ VHTT&DL đã định “nhảy” vào cuộc (?)
Đa số diễn viên gạo cội “có tai tiếng” đều là những “Táo chuyên nghiệp” của nhiều năm. NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, Quang Thắng, Xuân Bắc, Công Lý, Vân Dung…là những nghệ sĩ tài năng. Cách diễn đầy sáng tạo, tự tin của họ đã góp phần không nhỏ cho thành công của chương trình.
Tuy vậy vẫn còn
những vấn đề cần xem xét lại để chương trình hoàn thiện hơn.
-
Mô tuýt kịch bản chưa có sự thay đổi vẫn là chuyện Táo
công lên Thiên đình báo cáo công việc đã làm (chủ yếu là phần sai sót). Cần có
sự cải tiến, biến cách, đổi mới. Miếng ngon ăn nhiều, ăn lâu cũng…ngán.
-
Nghệ thuật là sự hư cấu thật và như thật. Theo truyền
thuyết lịch sử ngàn năm nay để lại thì Bắc
Tẩu , Nam
Tào là “đàn ông”. Lâu nay ở riêng Việt Nam lại có “Cô Đẩu” (năm nay Ngọc
Hoàng có quyết định cho đổi giới tính) Như
vậy có phải là sáng tạo không? Hay ta “hòa nhập mà không hòa tan” nên Bắc Đẩu là Nam
sang Việt Nam
thành Nữ?
-
Theo truyền thuyết thì 1 ngày trên Thiên Đình dài bằng
ngàn ngày dưới đất. Nhưng mỗi năm có 4 tiết: xuân - hạ - thu – đông. Ngày 23 tháng
Chạp là ngày cuối năm thuộc tiết Đông chuẩn bị đón Xuân mới. Như vậy là trọn 1
năm. Tiết Xuân phải có hoa Đào, hoa Mai. Vậy mà khi ở hạ giới hoa Đào, hoa Mai
nở đón Xuân thì trên Thiên đình lại là mùa Hạ, hồ nước trong vườn thượng uyển bát
ngát hoa Sen. Không hiểu các tác giả đi “sót nước cờ”, hay cố tình làm vậy cho
“khác người”
-
Như vậy có phải
là sáng tạo nghệ thuật không?
TRẦN TUẤN TIẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét