Bí sử dòng họ: Vang danh 'Trần gia trang'
Gia phả dòng họ Trần ở thôn Trường Định (xã Bình Hòa, H.Tây
Sơn, Bình Định) ghi lại trong tộc có một người làm hoàng hậu, một nữ
tướng và một thầy dạy võ nổi tiếng thời Tây Sơn.
Ngôi nhà của ông Trần Châu là nơi thờ phụng danh sư Trần Kim Hùng -
Ảnh: Hoàng TrọngNgôi nhà của ông Trần Châu là nơi thờ phụng danh sư Trần
Kim Hùng -
Ảnh: Hoàng Trọng
Dòng họ võ thuật
Theo ông Trần Châu, trưởng tộc Trần ở thôn Trường Định, thủy tổ họ
Trần là ông Trần Văn Xuân từ Nghệ An vào lập nghiệp ở vùng Tây Sơn hạ
(phủ Quy Nhơn) dưới triều chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687). Ông Xuân
và con thứ là ông Trần Văn Thạnh cùng với các họ Phạm, Từ, Nguyễn khai
hoang, sáng lập ra làng Trường Định. Đến đời thứ 3, họ Trần có người tên
Trần Văn Ân, tự là Kim Hùng, có sức mạnh và võ nghệ cao cường, được
mệnh danh là một trong "Tứ đại danh sư" thời Tây Sơn.
Ông Trần Châu kể: Lúc còn trẻ, ông Kim Hùng được một bà lão bí ẩn dẫn
lên núi truyền thụ võ nghệ 10 năm rồi cho về nhà; tung tích bà lão
không ai biết. Tiếng tăm ông Kim Hùng được nhiều người biết đến khi ông
giết con trăn khổng lồ, trừ hại cho người làng Trường Định. Thời đó,
thôn Trường Định rất trù phú nhưng hay bị nạn cướp bóc, tuần đinh tổ
chức vây bắt nhưng vẫn không làm gì được chúng. Một hôm, chúng kéo đến
cướp tại nhà họ Trần, ông Kim Hùng bảo mọi người ở trong nhà còn mình
vác chày giã gạo ra sân nghênh chiến. Bọn cướp dù rất đông nhưng bị ông
Hùng đánh rát nên bỏ chạy. Tên đầu đảng cầm roi cản hậu đánh được vài
chiêu thì bị ông Hùng tóm gọn, xách đi nộp cho hương lý, tuần đinh. Từ
đó bọn cướp không còn quấy phá, người dân Trường Định được yên ổn làm
ăn.
Ông Hùng có một người con trai là Trần Kim Báu. Ông Báu lấy vợ sinh
được hai con gái là Trần Thị Huệ và Trần Thị Lan. Vợ mất sớm, ông Báu
gửi hai con cho cha rồi đi du ngoạn khắp nơi, sau đó tái lập gia đình ở
H.Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa). Khi ông Báu từ trần, ông Hùng đem hai cháu
vào Vạn Ninh chịu tang cha. Trên đường về lại quê nhà, ông Hùng nhận
được môn đệ là Nguyễn Văn Tuyết.
Một trang trong gia phả họ Trần ghi chép về đời thứ 4, 5, 6, giai đoạn lịch sử gắn liền với nhà Tây SơnMột trang trong gia phả họ Trần ghi chép về đời thứ 4, 5, 6, giai đoạn lịch sử
gắn liền với nhà Tây Sơn
Cuộc gặp gỡ của Nguyễn Văn Tuyết và thầy Trần Kim Hùng được danh sĩ
Nguyễn Trọng Trì (1854 - 1922) kể lại trong Ngoại truyện của đô đốc
Nguyễn Văn Tuyết: Nguyễn Văn Tuyết vốn là đại ca một nhóm du côn tại chợ
Gò Chàm, ai muốn hoạt động gì đều phải có ý kiến của Tuyết. Một hôm, có
ông già ngoài 70 tuổi dắt hai cô gái khoảng 13, 14 đến chợ Gò Chàm mãi
võ. Nguyễn Văn Tuyết kéo mươi tên thủ hạ đến "hỏi tội" ông già. Nhưng
ông già không thèm đáp lời, đánh cũng không thèm đỡ, đứng trơ trơ như
một tượng đá. Tuyết thất kinh bỏ về nhà, tìm cách rửa hận. Tối ông già
và hai cháu gái ngủ tại miếu thổ địa ở sau chợ. Tuyết đợi đến khuya nhảy
tường vào miếu rồi rút kiếm đâm vào cổ ông già. Kiếm gãy nhưng ông già
không hề hấn gì. Tuyết hoảng sợ chạy trốn nhưng được ông già giữ lại
khuyên bảo rồi nhận làm đệ tử.
Về sau, Nguyễn Văn Tuyết theo nhà Tây Sơn được phong làm đại đô đốc.
Ông Tuyết kết hôn với cháu gái của thầy là Trần Thị Lan, nữ tướng dưới
trướng Đô đốc Bùi Thị Xuân (bà Lan và bà Xuân là 2 trong 5 nữ tướng được
mệnh danh là Ngũ phụng thư thời Tây Sơn). Trong trận chiến đấu bảo vệ
vua Quang Toản tránh sự truy sát của quân Nguyễn Ánh, ông Tuyết tử trận,
bà Lan cũng tự sát để khỏi rơi vào tay kẻ thù.
Gia phả có chép rằng bà Trần Thị Huệ kết duyên cùng Nguyễn Nhạc. Năm
1778, khi Nguyễn Nhạc xưng vương, bà Huệ được phong làm Chánh cung Hoàng
hậu. Suốt 16 năm làm chủ hậu cung, bà Huệ nổi tiếng nhân từ, phúc hậu.
Bà Huệ sinh được 2 công chúa (một người là Thọ Hương) và hoàng thái tử
Nguyễn Bảo. Sau khi nhà Tây Sơn mất, bà Trần Thị Huệ đưa con, cháu
Nguyễn Nhạc lên sống ở vùng Tây Sơn thượng đạo với bà Yang Đố (người Ba
Na, còn gọi là cô Hầu), quý phi của vua Nguyễn Nhạc, cho đến cuối đời.
Ứng nghĩa Cần vương
Theo ông Trần Châu, từ sau thời Tây Sơn, dòng họ Trần vẫn duy trì
được truyền thống võ học của gia tộc. Đến đời thứ năm, họ Trần chia làm
hai phái: phái chính ở Trường Định và phái thứ lên dựng nghiệp tại Trinh
Tường (thuộc xã Bình Tường, H.Tây Sơn). Đến đời thứ sáu thì phái Trường
Định có ông Trần Lực, Trần Tân và phái Trinh Tường cũng có 4 anh em
Trần Diệu, Trần Địch, Trần Triệu và Trần Khâm đều ứng nghĩa Cần vương
chống Pháp do anh hùng Mai Xuân Thưởng lãnh đạo.
Hai anh em Trần Trực, Trần Tân đều rất giỏi võ nghệ. Khi tham gia
phong trào Cần vương, ông Trực giữ chức đề binh và được Mai Xuân Thưởng
đề cử cùng với ông Trần Diệu chỉ huy khu sản xuất và luyện quân ở Bắc
trại (làng Thuận Ninh, xã Bình Tân, H.Tây Sơn). Khi quân tay sai của
Pháp do Trần Bá Lộc chỉ huy kéo đến đánh Bắc trại, Trần Trực chỉ huy
nghĩa quân chống cự và đã anh dũng hy sinh. Còn ông Trần Tân được Mai
Xuân Thưởng cử làm quản trấn nhưng vì bất hòa trong nội bộ nghĩa quân
nên ông bị hãm hại khi chưa đầy năm mươi tuổi.
Hoàng Trọng
Thanh Niên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét