Chữa bệnh Sởi theo y học dân gian
Từ xưa tới nay, ở đâu có sự sống, ở đó kèm theo bệnh tật. Cho đến tận bây giờ, khi y học có thể tạm dùng từ "phát triển" để mô tả thì bệnh dịch vẫn là một nỗi lo đau đáu của người người và nhà nhà! Ngay cả khi y học đã đạt tới mức có thuốc ngừa, thuốc chích, mỗi khi có dịch, cũng chẳng ai dám khẳng định được điều gì cho sức khỏe và sinh mạng người bệnh. Nên chăng, chúng ta hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về sức khỏe, phòng bệnh, trị bệnh một cách giản tiện, hữu dụng, để có thể tự giúp chính mình trước khi phải cần tới một sự hỗ trợ nào đó từ một ai đó :) Với một bề dày lịch sử của văn hóa Lạc Hồng, thực ra chúng ta cũng rất may mắn như bao dân tộc khác, đó là sự kế thừa nhiều nguồn tri thức y học dân gian do người xưa để lại, mà không dùng thì...phí quá! Nay nói về bệnh Sởi, cá nhân tôi xin trích lục một vài điều ngắn gọn trong sách cổ, đồng thời cũng chia sẻ một chút kinh nghiệm gia đình, của Ba tôi trong việc xử lý bệnh này, mong có thể giúp ích phần nào cho các bố, các mẹ và các cháu nhỏ của chúng ta.
Người xưa bàn về Sởi
Nói về Sởi, trong tập "Ma Chuẩn Thằng" của danh y Hải Thượng Lãn Ông có bàn rất đầy đủ và chi tiết. Ngay phần mở đầu, ông có dẫn nhập như sau: "Bệnh chẩn (sởi) với đậu vốn do thai độc, xúc cảm với thời tiết mà phát ra, chẩn là độc ở phủ, còn nhẹ, đậu là độc vào tạng, đã nặng...Cuối vụ hè năm Tân Mão, bệnh sởi phát ra rất nhiều, nhất là vùng Hương Sơn, có một gia đình ba bốn mẹ con đều chết vì bệnh đó. Tôi có chữa vài mươi trường hợp vì âm dương không hóa, đầu mặt mọc không đều, hoặc thấy mọc rồi lặn ngay, tôi đã vứt bỏ mọi phép tắc thông thường, chỉ tập trung vào việc cứu dương mà sống được cả..."
Tổng luận về sởi, sách có nói như sau: "bệnh này gọi là Ma Chẩn, là tiếng tượng hình vì nó giống như hạt vừng (ma), bệnh này gốc do thai độc, phần nhiều do thời khí ấm nóng truyền nhiễm mà gây nên. Đây nói độc tức là hỏa, nốt bé mà dầy, thuộc thiếu âm quân hỏa, ...khi mới phát nhiệt thể hiện các triệu chứng của phế nhiều hơn, như ho đờm, hắt hơi, sổ mũi, sưng mí mắt, nước mắt nóng chảy ràn dụa, mặt sưng má đỏ, tay dụi vào lông mày, mắt, môi, mũi và mặt. Đấy là chứng trạng của bệnh chẩn, quan sát thấy lờ mờ trong da, vuốt thấy gợn tay ở khoảng da thịt, hình nó như hạt cải, sắc đỏ như son, mọc ba ngày rồi lặn dần là thuận, vừa mọc đến đâu lặn đến đấy thì nên đề phòng có biến chứng, sắc đen như than thì khó chữa... Phép chữa chứng chẩn, nhất thiết kiêng kỵ làm cho thực ở trong, khi mới mọc chỉ cần giải tán, phát tiết hết khí độc của nó là tốt, nghĩa là mụn chẩn mọc ra thấu suốt thì không còn việc gì nữa, tuy có sưng đỏ nhiều, cũng không đáng lo, vì nó đã phát tiết ra ngoài thì nhất định không có tai hại gì chạy vào công phá bên trong. Nhưng điều trị đúng cách thì mười bệnh khỏi mười, điều trị sai cách thì tai vạ nhanh như trở bàn tay."
Bốn điều tối kỵ trong bệnh chẩn:
Kiêng ăn những chất tanh, sống, lạnh, cay, hẳng và đi ra gió lạnh. Khi chẩn mọc ra rồi, tối kỵ ăn những thứ cay hăng, tanh và sống lạnh, kỵ phạm gió lạnh...sẽ làm cho da bít lấp lại, độc khí sẽ uất át mà chạy vào trong. (chớ cho các cháu dùng điều hòa, tắm trong những ngày này!).
Kiêng chớ vội dùng thuốc hàn lương. Khi mới phát sốt tối kỵ vội dùng thuốc hàn lương, vì làm vậy nhiệt độc sẽ đọng chặt lại, độc khí bị ngăn không ra được sẽ chạy vào trong.
Kỵ dùng thuốc tân nhiệt, khi mới phát nóng rất kỵ dùng thuốc tân nhiệt để làm tăng thêm nhiệt độ như loại Quế Chi, Ma Hoàng, Khương Hoạt, có thể làm độc khí bị che lấp không ra ngoài được, cũng gây nên tai hại công độc vào trong.
Kỵ dùng thuốc bổ nê trệ, khi chẩn đã mọc ra rồi phần nhiều hay thấy đi lỏng, nhiệt độc nhân đại tiện mà tiêu hết, như thế là không có hại gì. Nếu đi lỏng quá nhiều thì dùng Tứ Linh Tán (Phục Linh, Trư Linh, Trạch Tả, Trần Bì), nhất thiết không dùng thuốc bổ.
Cách nghiệm xét về chứng thuận (biểu hiện tốt): Ban đầu mọc vùng mặt, đến hai bên má, mọc đều rồi đến chân, dạng như hạt cải sắc như hoa đào, hai ba lượt mọc đều, tinh thần yên ổn, ăn uống và đại tiểu tiện điều hòa, là chứng thuận. Đầu mặt mọc đều thấy mụn chẩn mập mà nhiều, màu đỏ nhạt tươi nhuận, ba ngày rồi lặn dần là nhẹ, sắc tươi nhuận là tốt.
Cách nghiệm xét về chứng nguy (biểu hiện xấu): Đầu mặt và hai má mọc không thấu suốt là nặng. Hai bên má như sắc mây màu tím đóng từng mảng là nặng, trong chứng chẩn có ghé cả chứng ban, khí nghịch lên là nặng, sắc hồng tía hơi sạm tối và khô là nặng, yết hầu không sưng đau không ăn được là nặng, nhiệt chuyển vào đại trường, biến ra chứng phát nóng là nặng, khắp mình chưa thấy mọc, mà hai bên sườn mọc trước và hai má sưng trướng, sắc xạm như khói là rất nguy.
Sơ qua một vài điều về kinh nghiệm của người xưa về bệnh này. Chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu sâu hơn nếu có hứng thú khi đọc toàn bộ tập sách trên.
Phương kinh nghiệm
Về kinh nghiệm thực tiễn của gia đình tôi, mà chủ yếu là Ba tôi qua mấy chục năm làm nghề, cả về lý luận lẫn kinh nghiệm đúc kết, trải qua thực tế nghiệm chứng, có thể mạnh dạn góp ý với các bạn một vài ý như sau:
Thứ nhất về những điều kiêng cữ: Cũng tương tự như phần trích lục bên trên, kiêng ăn đồ sống lạnh, chất tanh khó tiêu, kiêng gió lạnh, cụ thể là không được cho các cháu tắm, không dùng điều hòa nhiệt độ, cái này là kiêng tuyệt đối không có lăn tăn, các mẹ đừng có sạch không đúng lúc, bẩn một lúc không sao hết. Đặc biệt, không được dùng thuốc hạ sốt. Vì sao? Bởi ngay trong y học hiện đại cũng khuyên chúng ta không dùng thuốc hạ sốt bừa bãi, dùng phải đúng thời điểm, đó là nói về y học hiện đại. Còn về y học phương đông, sốt là một biểu hiện của âm dương mất điều hòa trong cơ thể, mà trong trạng thái sốt đó, là chính khí đang chống lại tà khí, tà chính giao tranh, có sốt mới chứng tỏ được chính khí đang còn, còn có thể cự lại được tà, giả như không sốt mà cứ lìm lịm, thì dấu hiệu đó lại là không hay. Nói cho sâu hơn chút nữa, riêng với bệnh sởi, thì lúc sốt đó mới có điều kiện phát độc, phát sởi ra ngoài. Nói vậy mọi người có thể đặt nghi vấn: sốt cao sinh biến chứng? Điều này không sai, vậy thì mới cần dùng thuốc! Cho uống đúng thuốc, đúng bài, thì thứ nhất lập lại quân bình âm dương cơ thể, thứ hai trên cơ sở đó phù chính khí vượng lên, trục tà khí độc khí ra ngoài, tà khí dẹp thì chính khí yên, độc phát ra rồi thì bệnh tình yên ổn, sốt cũng tự trừ. Không phải cứ gặp sốt thì hạ sốt, đau đầu cho uống thuốc giảm đau, chữa như vậy là lầm.
Về phương thang, đây là phương kinh nghiệm của Ba tôi, xuất xứ trong sách cổ, sau đó kết hợp thêm kinh nghiệm cá nhân, có gia thêm các vị thuốc khác, cả vị thuốc dân gian. Phương này gốc có tên Phát Đậu Tán, riêng có 1 vị thuốc nam mà cả nhà vẫn chưa biết tên, Ba tôi tự đặt tên là Cung Ly mục đích cho dễ nhớ, đã hỏi qua nhiều người mà chưa rõ tên khoa học, tôi cứ ghi lại, có vị đó thì thêm vào, không có mà dùng với những vị còn lại vẫn rất tốt. Điều này là chắc chắn, bởi trước khi tìm được vị này, với phương thang cũ dùng vẫn rất công hiệu. Thành phần thang dược như sau:
1. Sinh Hoàng Kỳ 8g (tức là Hoàng Kỳ dùng sống)
2. Đương Quy 4g
3. Kinh Giới 4g
4. Cam Thảo 2g
5. Cát Cánh 4g
6. Phòng Phong 4g
2. Đương Quy 4g
3. Kinh Giới 4g
4. Cam Thảo 2g
5. Cát Cánh 4g
6. Phòng Phong 4g
Bài trên là Phát Đậu Tán, xuất xứ từ sách Biện Chứng Kỳ Văn của danh y Tiền Kính Hồ người Trung Quốc. Sau đó gia thêm các vị sau:
7. Liên Kiều 4g
8. Đinh Hương 3 nụ
9. Sa Nhân 1g
10. Bạch Chỉ 3 lát
11. Cung Ly 4g
12. Gừng tươi 3 lát
13. Đại táo 2 quả
8. Đinh Hương 3 nụ
9. Sa Nhân 1g
10. Bạch Chỉ 3 lát
11. Cung Ly 4g
12. Gừng tươi 3 lát
13. Đại táo 2 quả
Thang trên phân lượng dành cho trẻ em. Cách sắc: đổ vào 7 bát nước, sắc đun sôi lửa nhỏ còn 3 bát, chia uống trong 2 ngày, mỗi ngày 3 lần vào các giờ 9h-15h-21h, mỗi lần nửa bát. Một thang uống trong 2 ngày, phần thuốc uống chưa hết có thể để trong nồi hoặc cất trong tủ lạnh. Trước khi uống đều đun sôi, sau đó để thuốc nguội bớt đi, uống khi còn ấm, không uống khi thuốc đã nguội lạnh, không đổ thuốc om trong phích giữ nhiệt. Người lớn thì phân lượng dùng gấp đôi thang trên tính làm 1 thang. Đơn vị bát thì người lớn dùng bát ăn cơm bình thường, trẻ em thì tính bát con. Thông thường uống trong vòng 3 thang là khỏi. Bài thuốc chữa cho các con các cháu trong nhà, người thân, người lạ đủ cả, đều công hiệu.
Trên đây là vài dòng chia sẻ với mọi người, trước khi viết đã có trao đổi kỹ lưỡng với Ba tôi. Ai đọc thấy có thể làm được thì ra tiệm cắt đúng như thang trên, Cung Ly không có không sao cả, vẫn tốt đẹp. Còn nếu không biết thuốc men ngoài tiệm ra sao, an toàn hay không, lo lắng đủ điều, bí quá thì gọi vào số Ba tôi nhờ cắt gửi dăm thang để tủ lạnh, chưa ai bị thì cứ để đó, có bị thì lôi ra sắc uống ngay, trong nhà làm thế nào thì tôi chỉ cho các bạn làm y hệt vậy. Số điện thoại Ba tôi như sau: 0915041395-thầy thuốc Đặng Đình Nhân. Chúc các bạn may mắn!
ĐẶNG SINH HUY
Nguồn: Chữa bệnh Sởi theo y học dân gian
Nguồn: Chữa bệnh Sởi theo y học dân gian
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét