Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh qua đời
- Nhà thơ của Lý ngựa ô ở hai vùng đất Phạm
Ngọc Cảnh đã qua đời hôm 21/10, hưởng thọ 80 tuổi. "NVH -3T"xin
được bày tỏ lòng tiếc thương và gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình
ông.
Tang lễ nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh cử hành vào sáng 22/10, tại nhà riêng, đường Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội.
Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh còn có bút danh: Vũ Ngàn Chi, sinh năm 1934 tại Hà Tĩnh. Ông
tham gia Vệ quốc đoàn từ khi 13 tuổi (năm 1947), trở thành tuyên truyền
viên văn nghệ rồi diễn viên văn công, diễn viên của Đoàn kịch nói Tổng
Cục chính trị. Về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, ông làm biên
tập thơ trong 20 năm. Ông được giới văn chương đánh giá là người đa tài trên nhiều lĩnh vực. Ngoài làm thơ, ông viết kịch bản phim, làm diễn
viên, tham gia giảng dạy, dẫn chương trình tọa đàm văn học…
Ông thuộc lớp những nhà thơ tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầu tiên trăn trở tìm tòi, đổi mới thi pháp. Ông đã xuất bản 12 tập thơ, ba tập bút ký, khoảng 600 kịch bản phim và lời bình cho các lễ hội. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2007) cho các tập thơ: Đêm Quảng Trị, Lối vào phía Bắc, Trăng sau rằm, Nhặt lá.
VietNamNet xin đăng lại bài thơ Lý ngựa ô ở hai vùng đất - Bài thơ này in đậm dấu ấn Phạm Ngọc Cảnh, ào ạt dữ dội mà cũng thật trữ tình sâu lắng.
LÝ NGỰA Ô Ở HAI VÙNG ĐẤT
Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu
gặp câu hát bền lòng rong ruổi mãi
đường đánh giặc trẩy xuôi về bến bãi
Lý ngựa ô em hát đợi bên cầu.
Hóa vô tận bao điều mơ tưởng ấy
bao câu hát ông cha mình gửi lại
sao em thương câu lý ngựa ô này
sao anh nghe đến lần nào cũng vậy
sao chỉ thấy riêng mình em đứng đấy
chỉ riêng mình em hát với anh đây.
Làng anh ở ven sông
Sắp vào tháng tư
mắt tình tứ rủ nhau về hội Gióng
mùi hương xông nụ cười lên nhẹ bẫng
ai chẳng ngỡ mình đang đi trong mây
ai chẳng tin mình đang rong ngựa sắt
cả một vùng sông ai chẳng hát
sao không nghe câu lý ngựa ô này
Thế mà bên em móng ngựa gõ mê say
qua phá rộng duềnh lên gợn sóng
qua truông rậm
đến bây giờ anh buộc võng
gặp mối dây buộc ngựa gốc lim già
suốt miền Trung sông suối dày tơ nhện
suốt miền Trung núi choài ra biển
nên gập ghềnh câu lý ngựa ô qua
Anh đa tình nên cứ muốn lần theo
xấu hổ gì đâu mà anh giấu diếm.
Ðêm đánh giặc mịt mù cao điểm
vạch lá rừng nhìn xuống quê em
mặt đất ra sao mà thúc vào điệu lý
khuôn mặt ra sao mà suốt thời chống Mỹ
lý ngựa ô hát đến mê người
mỗi bước mỗi bồn chồn về em đó em ơi.
Hay vì làng anh ở ven sông
những năm gần đây tháng tư vào hội Gióng
đã hát quen lý ngựa ô rồi
khen câu miền Trung qua truông dài phá rộng
móng gõ mặt thời gian gõ trống
khen câu miền Nam như giục như mời
ngựa tung bờm bay qua biển lúa
ngựa ghìm cương nơi sông xòe chín cửa
tiếng hí chào xa khơi...
hay em biết quê anh ngoài đó
câu hát bắc cầu qua một thời quan họ
câu hát xui nhau nên vợ nên chồng
lý ngựa ô này hát theo đường đánh giặc
có điều gì như thế ẩn vào trong?
Em muốn về hội Gióng với anh không
để anh khoe với họ hàng câu lý ấyTang lễ nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh cử hành vào sáng 22/10, tại nhà riêng, đường Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội.
Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh |
Ông thuộc lớp những nhà thơ tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầu tiên trăn trở tìm tòi, đổi mới thi pháp. Ông đã xuất bản 12 tập thơ, ba tập bút ký, khoảng 600 kịch bản phim và lời bình cho các lễ hội. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2007) cho các tập thơ: Đêm Quảng Trị, Lối vào phía Bắc, Trăng sau rằm, Nhặt lá.
VietNamNet xin đăng lại bài thơ Lý ngựa ô ở hai vùng đất - Bài thơ này in đậm dấu ấn Phạm Ngọc Cảnh, ào ạt dữ dội mà cũng thật trữ tình sâu lắng.
LÝ NGỰA Ô Ở HAI VÙNG ĐẤT
Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu
gặp câu hát bền lòng rong ruổi mãi
đường đánh giặc trẩy xuôi về bến bãi
Lý ngựa ô em hát đợi bên cầu.
Hóa vô tận bao điều mơ tưởng ấy
bao câu hát ông cha mình gửi lại
sao em thương câu lý ngựa ô này
sao anh nghe đến lần nào cũng vậy
sao chỉ thấy riêng mình em đứng đấy
chỉ riêng mình em hát với anh đây.
Làng anh ở ven sông
Sắp vào tháng tư
mắt tình tứ rủ nhau về hội Gióng
mùi hương xông nụ cười lên nhẹ bẫng
ai chẳng ngỡ mình đang đi trong mây
ai chẳng tin mình đang rong ngựa sắt
cả một vùng sông ai chẳng hát
sao không nghe câu lý ngựa ô này
Thế mà bên em móng ngựa gõ mê say
qua phá rộng duềnh lên gợn sóng
qua truông rậm
đến bây giờ anh buộc võng
gặp mối dây buộc ngựa gốc lim già
suốt miền Trung sông suối dày tơ nhện
suốt miền Trung núi choài ra biển
nên gập ghềnh câu lý ngựa ô qua
Anh đa tình nên cứ muốn lần theo
xấu hổ gì đâu mà anh giấu diếm.
Ðêm đánh giặc mịt mù cao điểm
vạch lá rừng nhìn xuống quê em
mặt đất ra sao mà thúc vào điệu lý
khuôn mặt ra sao mà suốt thời chống Mỹ
lý ngựa ô hát đến mê người
mỗi bước mỗi bồn chồn về em đó em ơi.
Hay vì làng anh ở ven sông
những năm gần đây tháng tư vào hội Gióng
đã hát quen lý ngựa ô rồi
khen câu miền Trung qua truông dài phá rộng
móng gõ mặt thời gian gõ trống
khen câu miền Nam như giục như mời
ngựa tung bờm bay qua biển lúa
ngựa ghìm cương nơi sông xòe chín cửa
tiếng hí chào xa khơi...
hay em biết quê anh ngoài đó
câu hát bắc cầu qua một thời quan họ
câu hát xui nhau nên vợ nên chồng
lý ngựa ô này hát theo đường đánh giặc
có điều gì như thế ẩn vào trong?
Em muốn về hội Gióng với anh không
em muốn làm dâu thì em ở lại
lý ngựa ô xin cưới sắp về rồi
đồng đội anh đã trọn mùa thắng giặc
cũng sắp về chia vui.
"NVH -3T" - một kỷ niệm với
nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh
Cách đây mấy năm rồi, khi tôi và một số văn nghệ sĩ Hải Phòng đang tập trung tại trại sáng tác Tam Đảo thi được tin anh Cảnh cùng một số nhà văn trung ương đến thăm. Hôm đó, anh Cảnh ngồi chơi tâm sự với chúng tôi rất lâu. Đủ thứ chuyện từ chuyện riêng tư đến chuyện "quốc gia hữu sự", chuyện văn nghệ lan sang chuyện tiếu lâm. Bỗng nhiên anh Cảnh hỏi:" Mình nghe nói Hải Phòng có "Người vô học", ai vậy?". Mấy người chỉ tôi; "Hắn đó". Anh Cảnh ngồi gần tôi, rủ rỉ hỏi chuyện nhà chuyện cửa, chuyên sáng tác và nguồn gốc cái từ "người vô học" từ đâu mà ra. Nghe tôi kể lại chuyện. Anh có vẻ bất bình. "Nhiều thằng mang danh thạc sĩ, tiến sĩ, học tây, học ta, bằng nọ cấp kia mà viết không nổi đoạn văn chứ đừng nói gì đến viết kịch. Chú "vô học" mà làm được nhiểu việc thế là hơn bọn "có học" rồi". Anh nói, anh đang làm chương trình VHNT cho VTV, anh hứa sẽ về Hải Phòng làm một phóng sự mà nhân vật chính là tôi. Anh bảo, "Tớ vẫn lấy tên là "Người vô học"...". Tôi vội xin anh: "Nếu anh về HP làm phim hay công tác, cứ ới một tiếng là thằng em có mặt nhưng nếu anh cho thằng em lên "màn hình" thì... em chuồn ngay". Anh Cảnh hỏi: "Sao thế?". Tôi bảo "Ở HP, mấy "xếp" và cánh văn nghệ sĩ họ quý em như "mẻ", nay lại được "chui vào màn hình" thì nổi tiếng quá, họ lại vùi em xuống bùn thôi. Xin cám ơn anh nhưng mong anh "tha" cho thằng em".
Đến nay, nghe tin anh Cảnh đi rồi. "NVH" vẫn nhớ đến tấm lòng của anh và những hình ảnh đó sông mãi trong "NVH"> Xin thăp một nén nhang và lời cầu chú cho anh Phạm Ngọc Cảnh "Vân giá, hạc du... Rong chơi cõi Phật để hồn thư thái. Còn mãi những kỷ niệm đẹp và những vần thơ của anh sông trong lòng anh em, bè bạn và độc giả trong cả nước.
TRẦN TUẤN TIẾN
(Vọng bái)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét