BỐ LÁO QUÁ !
Lấy khăn Piêu đóng khố lên truyền hình:
Người Thái cần lời xin lỗi
14/10/2014 17:00
VTC News - Việc F Band dùng khăn Piêu làm khố trong bán kết X–Factor, nhà nghiên cứu văn hóa cho là nhố nhăng, còn người Thái lên tiếng họ cần lời xin lỗi.
Bán kết X – Factor – Nhân tố bí ẩn diễn ra ngày 12/10 vừa qua là đêm của những tình khúc vượt thời gian hay những ca khúc mới được trình diễn.
Xem video Tiết mục gây bức xúc của F Band: tại đây
Trong số những tiết mục đêm bán kết, F Band mang đến sân khấu sở trường mash – up các ca khúc với nhau. Đó là chuỗi các ca khúc nổi tiếng của hai nhạc sỹ Trần Tiến và Nguyễn Cường:Ngọn lửa cao nguyên, Còn yêu nhau thì về Buôn Mê Thuột, Đôi mắt Pleiku.
Ở tiết mục này, các thành viên F Band đã mặc áo của người Tây Nguyên cho phù hợp với tinh thần bài hát, nhưng điều đáng nói, là họ dùng chiếc khăn Piêu đội đầu của phụ nữ Thái Tây Bắc biến tấu thành chiếc khố đóng ở phía dưới, thay vì sử dụng một chiếc khố đúng trang phục của người Tây Nguyên.
Sự việc này khiến nhiều người thấy phản cảm, đặc biệt là những người Thái ở Tây Bắc hết sức phẫn nộ. Chị Tòng Thị Lan đã chia sẻ trên facebook nỗi bức xúc của mình: "Chúng tôi cần một lời xin lỗi!!! Khăn Piêu của người Thái không thể trở thành chiếc khố trong một chương trình truyền hình được!".
Liên hệ với Ông Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam; giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, ông cho biết, chiếc ‘khố’ mà các thành viên trong nhóm nhạc đóng thực chất là chiếc khăn Piêu của phụ nữ Thái.
'Không thể lai căng bằng cách dùng chiếc khăn đội đầu của dân tộc này biến thể thành chiếc khố của dân tộc khác. Tôi không hiểu họ nghĩ gì khi kết hợp như vậy?', ông Ngô Đức Thịnh nêu quan điểm.
Phụ nữ Thái thường dùng chiếc khăn Piêu để đội đầu, nó là một phần văn hóa tinh thần của phụ nữ nơi đây.
Câu chuyện quanh chiếc khăn Piêu mang rất nhiều ý nghĩa, không chỉ là thước đo đánh giá người phụ nữ tài hoa siêng năng hay vụng dại, lười nhác, mà chiếc khăn Piêu còn là cầu nối đời sống tình cảm của các cô gái và chàng trai người dân tộc Thái.
Đây là một lỗi sai trầm trọng về kiến thức, nếu không muốn nói là sự phản văn hóa.
'Không thể lai căng bằng cách dùng chiếc khăn đội đầu của dân tộc này biến thể thành chiếc khố của dân tộc khác. Tôi không hiểu họ nghĩ gì khi kết hợp như vậy?', ông Ngô Đức Thịnh nêu quan điểm.
Phụ nữ Thái thường dùng chiếc khăn Piêu để đội đầu, nó là một phần văn hóa tinh thần của phụ nữ nơi đây.
Câu chuyện quanh chiếc khăn Piêu mang rất nhiều ý nghĩa, không chỉ là thước đo đánh giá người phụ nữ tài hoa siêng năng hay vụng dại, lười nhác, mà chiếc khăn Piêu còn là cầu nối đời sống tình cảm của các cô gái và chàng trai người dân tộc Thái.
Đây là một lỗi sai trầm trọng về kiến thức, nếu không muốn nói là sự phản văn hóa.
Liên hệ với một nhà nghiên cứu văn hóa tên tuổi, người đã từng có nhiều năm nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, ông bức xúc: Một kênh truyền hình quốc gia, phát sóng một chương trình cho cả nước xem lại biến tấu trang phục một cách nhố nhăng là không thể chấp nhận được.
Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn, người từng có nhiều năm giảng dạy ở vùng Tây Bắc, đã xem trang phục phản cảm này là ‘tối kiến’:
"Chính xác đó là chiếc khăn Piêu đội đầu của phụ nữ Thái Tây Bắc, đưa làm vật trang trí của phục trang nam Tây Nguyên là bất nhã. Hơn nữa, nam Tây Nguyên truyền thống chỉ đóng khố, không hiểu ai đã có ‘tối kiến’ như vậy".
Về phía công ty sản xuất chương trình X Factor, bà Mai Linh, phụ trách truyền thông chương trình của Cát Tiên Sa cho biết rất bất ngờ khi nhận được ý kiến phản hồi này. Bà Mai Linh hứa sẽ có trao đổi lại với ê kíp sản xuất trước khi có trả lời chính thức báo chí.
Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn, người từng có nhiều năm giảng dạy ở vùng Tây Bắc, đã xem trang phục phản cảm này là ‘tối kiến’:
"Chính xác đó là chiếc khăn Piêu đội đầu của phụ nữ Thái Tây Bắc, đưa làm vật trang trí của phục trang nam Tây Nguyên là bất nhã. Hơn nữa, nam Tây Nguyên truyền thống chỉ đóng khố, không hiểu ai đã có ‘tối kiến’ như vậy".
Về phía công ty sản xuất chương trình X Factor, bà Mai Linh, phụ trách truyền thông chương trình của Cát Tiên Sa cho biết rất bất ngờ khi nhận được ý kiến phản hồi này. Bà Mai Linh hứa sẽ có trao đổi lại với ê kíp sản xuất trước khi có trả lời chính thức báo chí.
An Yên
"NVH -3T " xin có đôi lời:
Rõ khổ, mấy "ông choai choai" chưa học đã tưởng mình biết hết. Đã cự ngu lại tưởng mình cực không. Dùng "tối kiến" lại cho là "sáng kiến", sáng tạo... Họ không hiểu gì về dân tộc học và người quản lý lại còn "ngu" hơn họ.
Vấn đề văn hóa dân tộc còn nhiều chuyện vừa "buồn" lại vừa "cười" nữa cơ. Hãy đợi mà xem. Còn nhiều cái BỐ LÁO, MẸ NGU nữa cơ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét