Học giả Trung Quốc bác bỏ quan điểm sai trái về Biển Đông
Mới đây, học giả Lê Oa Đằng, chủ trang Blog có tới hơn 4.039.130 người đọc trên diễn đàn mạng Sina.com lớn hàng đầu Trung Quốc, đăng bài “Nam Hải từ xưa đến nay là của Trung Quốc ư?”, thẳng thừng bác bỏ những luận điểm sai trái của chính quyền Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Đầu tháng 8 vừa qua, Trung Quốc lại cho
phát hành cuốn sách “Bàn về lịch sử, địa vị và tác dụng của Đường 9
đoạn” do một số học giả, quan chức viết. Cao Chí Quốc, Viện trưởng
nghiên cứu chiến lược phát triển Cục Hải dương Trung Quốc – chủ bút cuốn
sách này rêu rao sản phẩm của ông ta và 2 đồng nghiệp “cung cấp chỗ dựa
pháp lý quan trọng để Trung Quốc bảo vệ quyền lợi biển ở Nam Hải (tức
biển Đông)” (!?).
Tuy nhiên, chỉ cần đọc qua những lời giới thiệu, người ta thấy ngay nó chả có gì mới mẻ hơn những điều mà viên tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã đưa ra tại Diễn đàn Shangri La hồi tháng 6/2014 và đã bị dư luận quốc tế kịch liệt phê phán và bác bỏ…
Tuy nhiên, chỉ cần đọc qua những lời giới thiệu, người ta thấy ngay nó chả có gì mới mẻ hơn những điều mà viên tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã đưa ra tại Diễn đàn Shangri La hồi tháng 6/2014 và đã bị dư luận quốc tế kịch liệt phê phán và bác bỏ…
Tấm bản đồ khổ dọc thể hiện tham vọng thôn tính Biển Đông của Trung Quốc
Những luận điệu xằng bậy của Vương Quán Trung: “Trung Quốc có chủ
quyền, quyền chủ quyền, chủ trương quyền quản hạt ở Nam Hải được hình
thành trong quá trình phát triển lâu dài; từ triều Hán hơn 2000 năm
trước đã bắt đầu phát hiện và từng bước hoàn thiện việc quản lý đối với
Nam Hải, đặc biệt là các đảo bãi Nam Sa (Trường Sa) và vùng biển liên
quan”, đã bị chính các học giả Trung Quốc hiểu biết và tôn trọng lẽ phải
nghiêm khắc lên án, bác bỏ.
Người Chiêm Thành phát hiện ra Hoàng Sa đầu tiên
Người Chiêm Thành phát hiện ra Hoàng Sa đầu tiên
Học giả Lê Oa Đằng phân tích, Vương Quán Trung đã khôn khéo trộn lẫn hai
khái niệm “phát hiện” và “quản lý” để cố tình dẫn dắt khiến người ta
lầm tưởng Trung Quốc “từ xưa đến nay đã có chủ quyền” đối với Trường Sa.
Ông cho rằng “phát hiện” và “quản lý” là hai khái niệm khác hẳn nhau về
mặt ý nghĩa pháp luật; “phát hiện” không mang lại chủ quyền, chỉ có
“quản lý” mới có; càng không thể gắn 3 vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông),
“Nam Sa” (Trường Sa) và “vùng biển liên quan” làm một.
Học giả Lê Oa Đằng viết: Trung Quốc có thực sự có chủ quyền “không thể
tranh cãi” đối với Nam Hải hay không? Hãy để sự thật lên tiếng. Trung
Quốc thực tế đã “phát hiện” Nam Hải từ triều Hán; nhưng Nam Hải không
phải do người Trung Quốc phát hiện sớm nhất, mãi đến đời Tần Trung Quốc
mới đến Nam Hải; còn trước đó từ rất lâu, tộc người Bách Việt sinh sống ở
vùng Quảng Đông và bán đảo Đông Dương đã sinh sống ven Nam Hải.
Nếu nói ai “phát hiện” ra Nam Hải thì người Việt Nam có tư cách hơn
chúng ta, vì họ là hậu duệ trực hệ của người Bách Việt, và cũng là quốc
gia duy nhất được xây dựng bởi chủ thể là các hậu duệ của tộc người Bách
Việt.
Học giả Lê Oa Đằng khẳng định: Các sách, sử liệu của Trung Quốc từ đời
Tống trở về trước đều “rất khó xác định người Trung Quốc đã biết đến Tây
Sa (Hoàng Sa) hay chưa, chứ đừng nói tới Nam Sa (Trường Sa).Ví
dụ sách “Dị vật chí” đời Đông Hán mà Trung Quốc hay nhắc tới niên đại
có ý kiến cho rằng thực ra nó được viết vào đời nhà Ngô sau này, viết:
“Trướng Hải Kỳ Đầu, nước nông có nhiều đá có từ tính, từ thạch”.
Chính phủ Trung Quốc cho rằng: Trướng
Hải chính là Nam Hải, Kỳ Đầu chính là các quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Phán đoán đó đã phạm sai lầm tối thiểu về mặt lô-gic “lấy cá thể
thay cho tổng thể”. Mấy chữ đó không thể chứng minh được những địa danh
đó ở nơi nào, cũng chẳng có bài viết nào của Trung Quốc chỉ ra rằng
chúng ở đâu.
Sự thật là, những ghi chép đầu tiên giúp xác định Tây Sa (Hoàng Sa) lại
do người Chiêm Thành cung cấp. Theo ghi chép trong sách “Tống hội yếu”,
năm 1018, sứ giả Champa đi sứ Trung Quốc có nói (dịch nghĩa): “Chúng tôi
đến Quảng Châu, thuyền bị gió thổi trôi đến Thạch Đường, đi mãi mới đến
được đây. Thạch Đường trên biển cách Nhai Châu 700 dặm, chìm dưới nước
8-9 thước”.
Qua miêu tả cho thấy, Thạch Đường chính là quần đảo Hoàng Sa. Do đoạn
văn tự này do người Trung Quốc ghi lại, nên các chuyên gia Trung Quốc
liền cho rằng đó là một chứng cứ lịch sử cho thấy Hoàng Sa là của Trung
Quốc, nhưng họ cố tình không chịu hiểu là: phía Trung Quốc chỉ là người
ghi chép lại, còn người Chiêm Thành mới là bên cung cấp thông tin, sự
việc được ghi lại chính là: người Chiêm Thành đã đến quần đảo Hoàng Sa.
Chính vì vậy, nếu lấy ghi chép trong sử liệu làm chuẩn, người Chiêm
Thành phát hiện ra Hoàng Sa sớm nhất, Vương quốc Champa là một bộ phận
của Việt Nam ngày nay. Xét về quan hệ kế thừa chủ quyền, chính người
Việt Nam chứ không phải Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa đầu
tiên.
Trung Quốc biết tới Trường Sa còn muộn hơn
Trung Quốc biết tới Trường Sa còn muộn hơn
Lê Oa Đằng khẳng định, theo sử sách của chính Trung Quốc, họ biết đến
Trường Sa còn muộn hơn nhiều. Ông dẫn lại những ghi chép trong Quyển
197, sách “Tống hội yếu”, có chép lại sự kiện ngày 20 tháng 7 năm Gia
Định thứ 9 (1209), có sứ giả nước Chanlifu (Chanthaburi ở Đông Nam Thái
Lan ngày nay) đến thăm.
Ông ta kể lại với các quan chức nhà Tống việc từ nước mình sang tới
đây phải qua Chiêm Thành, sắp đến Giao Chỉ thì bị gió lớn thổi dạt đến
“Vạn Lý Thạch Đường” nước chỗ nông chỗ sâu, nhiều đảo bãi, thuyền lật
chết đuối mười mấy người; may có gió Đông Nam vượt qua được Giao Chỉ, đi
4-5 ngày nữa mới đến được Khâm Châu, Liêm Châu. Đoạn văn này chỉ ghi
lại sự việc, chẳng nói ai phát hiện ra “Vạn Lý Thạch Đường” theo phỏng
đoán là quần đảo Trường Sa.
Lê Oa Đằng cho rằng, Trung Quốc luôn nhấn mạnh bắt đầu từ đời nhà Tống
đã quy Hoàng Sa và Trường Sa vào Vạn Châu. Chứng cứ là các địa phương
chí có ghi “Vạn Châu có biển Trường Sa và biển Thạch Đường”, nhưng chỉ
cần đọc hoàn chỉnh cả câu thì thấy ngay cách nói đó không đáng tin cậy.
“Thực ra, hoạt động của các quốc gia khác ven Nam Hải có lịch sử rất
lâu đời. Người Chiêm Thành, nay thuộc Việt Nam biết đến Tây Sa (Hoàng
Sa) và Nam Sa (Trường Sa) rất sớm, thậm chí có thể là những người phát
hiện ra chúng. Việt Nam có chứng cứ đã quản trị Tây Sa (Hoàng Sa) từ đầu
thế kỷ 18, thậm chí đã được quốc tế thừa nhận. Trái lại, Trung Quốc chả
có chứng cứ gì về mặt này”.
Học giả Lê Oa Đằng khẳng định
Theo Thu Thủy
Tiền Phong
Tiền Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét