Từ “4 tốt” đến “4 không”,
sự dối trá không còn giới hạn
Khi ông Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương
Khiết Trì đến Việt Nam, có lẽ người lạc quan nhất cũng không hi vọng
Trung Quốc sẽ có cách hành xử đúng lý, đúng tình, tôn trọng luật pháp
quốc tế mà cụ thể là rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.
chủ quyền” vì mọi chứng
cứ lịch sử đều khẳng định Biển Đông chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Song cũng không ai có thể ngờ sau đó, báo chí Trung
Quốc đã tráo trở xuyên tạc về thông tin cuộc gặp của hai bên mà điển hình là
Tân Hoa xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu “4 không” phi
lý đối với Việt Nam. Đó là:
Một là không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông).
Thứ hai, Việt Nam không “tự nhận tư liệu lịch sử”. Chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là sự thật khách quan của lịch sử và dư luận quốc tế cũng không “ngây thơ” đến mức “hiểu lầm” sự thật này.
Thứ ba, Việt Nam không “lôi kéo” quốc gia nào mà tiếng nói của cộng đồng quốc tế bảo vệ Việt Nam là sự lên tiếng của chân lý, là sự phản kháng với thói “cậy lớn bắt nạt bé” của Trung Quốc.
Nói một cách khác, chính hành động coi thường đạo lý, bất chấp luật pháp quốc tế đã khiến các quốc gia gắn kết lại với nhau.
Thứ tư, có lẽ không cần phải phân tích nhiều để thấy Việt Nam luôn khát khao, mong muốn có mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với Trung Quốc trên tinh thần độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ để cùng nhau phát triển.
Không bất cứ một người Việt Nam nào lại muốn “phá bỏ mối quan hệ Việt - Trung” nếu như nó không “mơ hồ”, “viển vông” và đặc biệt là vi phạm tinh thần độc lập và vẹn toàn lãnh thổ.
Trên thực tế, các hành động cướp biển, khủng bố, thực dân… trên Biển Đông mà Trung Quốc đang làm đối với Việt Nam, Nhật Bản và Philippines là những hành vi bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của láng giềng, xâm phạm nghiêm trọng hòa bình, an ninh, ổn định khu vực.
Những tuyên bố về “4 không” của Trung Quốc hôm nay chính là bằng chứng chống lại tinh thần “bốn tốt” do chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây đề xuất.
Cũng cần nhắc lại rằng 40 năm qua, Trung Quốc đã có 4 lần “tốt” với Việt Nam.
Một “tốt” là năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hai “tốt” là năm 1979, Trung Quốc đem quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
Ba “tốt” là năm 1988, Trung Quốc một lần nữa lại dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Và điều “tốt” thứ tư là năm nay (2014), Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép Hải Dương - 981 trên phần biển của Việt Nam.
Các bài học lịch sử và thực tế cho thấy với Trung Quốc, không bao giờ được cả tin, mơ hồ để rồi nhận lại sự “viển vông” mà hãy nhìn vào những hành động của họ để hành xử cho hợp lý.
Từ “4 tốt” đến “4 không”, sự dối trá đã không còn giới hạn.
Bùi
Hoàng Tám
TÀU TQ PHUN VÒI RỒNG CẢN ĐƯỜNG TÀU CHẤP PHÁP VN TRONG VÙNG BIỂN VN |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét