Vụ “giàn khoan”: Trung Quốc vi phạm luật nào? Việt Nam có những quyền gì?
(Dân trí) - Hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD
981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam vướng phải
sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Theo các học giả, Việt Nam
hoàn toàn có quyền kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế.
>> “Việt Nam chắc thắng khi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế”
Là
người có kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực
Luật quốc tế, Tiến sĩ Trần Phú Vinh, Phó Phòng đào tạo - Giảng viên Bộ
môn Công pháp quốc tế, Trường Đại học Luật TPHCM - đã có cuộc trao đổi
với PV Dân trí quanh sự việc này.
Tàu Trung Quốc ngang nhiên dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu Việt Nam
Thưa
TS. Trần Phú Vinh, những ngày qua, không chỉ Việt Nam mà đông đảo bạn
bè quốc tế đều lên án hành động Trung Quốc đặt giàn khoan dầu trên vùng
đặc quyền kinh tế Việt Nam. Là người nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh
vực Luật quốc tế, theo tiến sĩ, Trung Quốc đã vi phạm vào điều nào của
luật pháp quốc tế?
TS. Trần Phú Vinh: Trung
Quốc đã vi phạm Điều 56 Công ước Luật biển 1982. Điều 56.1.(a) Công ước
Luật biển 1982 qui định: Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven
biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và
quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của
vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển,
cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì
mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở
(Điều 57 Công ước Luật biển 1982).
Như
vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của mình, chỉ có quốc
gia ven biển (Việt Nam) mới có quyền thăm dò và khai thác dầu khí (tài
nguyên không sinh vật).
Các
quốc gia khác có nghĩa vụ phải tôn trọng các qui định trong Công ước
Luật biển 1982 theo nội dung của nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc
tế (một trong 7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế qui định tại Điều 2
Hiến chương Liên Hợp quốc).
Thông thường, một quốc gia cần có những động thái, hành động gì khi quyền chủ quyền bị xâm hại như vậy?
Điều
56.1.(b).(i) Công ước Luật biển 1982 qui định: Trong vùng đặc quyền
kinh tế, quốc gia ven biển có quyền tài phán trong các lĩnh vực lắp đặt
và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình. Quyền tài phán
được hiểu là các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ven biển có quyền
bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người và
phương tiện có hành vi vi phạm việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị và
công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Tuy
nhiên, theo chúng tôi, các bên nên giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng
phương pháp hòa bình (Điều 279 Công ước Luật biển 1982) được qui định
trong Hiến chương Liên Hợp quốc: “Các bên trong các cuộc tranh chấp…
phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán,
điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức
hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy
theo sự lựa chọn của mình”. (Điều 33.1 Hiến chương Liên Hợp quốc).
Vai trò của Liên hiệp quốc và Tòa án trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên hiệp quốc trước vụ việc này như thế nào?
Quốc
gia ven biển có quyền đưa vấn đề này ra thảo luận và được quyền tham dự
(Điều 31 Hiến chương Liên Hợp quốc) tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc
(HĐBA); yêu cầu HĐBA xem xét ra nghị quyết áp dụng các biện pháp cần
thiết đối với hành động đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 39 Hiến
chương Liên Hợp quốc).
HĐBA
có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình hình có thể dẫn đến
sự bất hòa quốc tế hoặc tạo ra tranh chấp, để xác định xem tranh chấp
ấy hoặc tình hình ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế hay không. (Điều 34 Hiến chương Liên Hợp quốc).
“Tòa
án quốc tế về Luật biển” hay “Tòa trọng tài” được thành lập theo đúng
Phụ lục VII hay “Tòa trọng tài đặc biệt” được thành lập theo Phụ lục
VIII Công ước Luật biển 1982 có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào
liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước Luật biển 1982.
Giới trẻ Việt Nam lan tỏa thông điệp bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương
Những
thỏa thuận cấp cao song phương và đa phương về biển Đông như thế nào mà
Trung Quốc liên tục có những hành động chiếm biển Đông?
Thỏa
thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển
giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa được ký ngày
11/10/2011, tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nêu rõ 6 vấn đề sau: (1) Lấy đại
cục quan hệ hai nước làm trọng; (2) Tôn trọng chứng cứ pháp lý, lịch sử;
(3) Tuân thủ nguyên tắc của DOC; (4) Giải quyết trên tinh thần tôn
trọng, bình đẳng, cùng có lợi; (5) Giải quyết theo tinh thần dễ trước,
khó sau; và (6) Gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán 2 lần/năm.
Tuyên
bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt theo tiếng Anh là DOC)
được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN
lần thứ 8 ở Phnom Penh (Campuchia) gồm 7 điểm cơ bản sau đây: (1) Các
bên khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến
chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật biển 1982, Hiệp ước thân thiện và
hợp tác ở Ðông - Nam Á, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên
tắc cơ bản khác của Luật quốc tế; (2) Các bên cam kết giải quyết mọi
tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp về quyền tài phán bằng các biện pháp
hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực … phù hợp với
các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển
1982; (3) Các bên khẳng định tôn trọng tự do hàng hải và tự do bay ở
Biển Ðông; (4) Các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có
thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa
bình và ổn định; (5) Các bên đồng ý căn cứ vào các nguyên tắc Hiến
chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật biển 1982… bình đẳng và tôn trọng
lẫn nhau để tìm kiếm các phương cách xây dựng lòng tin; (6) Các bên có
thể tìm kiếm và tiến hành các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ít
nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển; (7) Các
bên long trọng cam kết tôn trọng các quy định của DOC và hành động phù
hợp với các nội dung của DOC. ASEAN và Trung Quốc đồng ý sẽ cùng nhau
hợp tác trên cơ sở đồng thuận để đạt mục tiêu cuối cùng cao hơn là thông
qua một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC). Các bên đều nhất trí rằng
việc thông qua Bộ Quy tắc đó sẽ tăng cường hơn nữa hòa bình và ổn định
của khu vực. Ðồng thời ASEAN và Trung Quốc cũng khuyến khích các quốc
gia khác tôn trọng các nguyên tắc trong DOC.
Qua
vụ việc này, Việt Nam có nên kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài được
thành lập theo Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982 như cách mà
Philippines kiện Trung Quốc không? Nếu có, chúng ta phải làm gì, quy
trình như thế nào?
Việt
Nam hoàn toàn có quyền kiện Trung quốc ra Tòa trọng tài được thành lập
theo Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982 về việc giải thích và áp dụng
sai Phần V Công ước Luật biển 1982 (Vùng đặc quyền kinh tế). Qui trình
như sau:
-
Gửi một thông báo viết tới bên kia. Thông báo có kèm theo bản trình bày
các yêu sách và các lý do làm căn cứ cho các yêu sách đó (Điều 1 Phụ
lục VII Công ước Luật biển 1982).
-
Tổng thư ký Liên hợp quốc lập ra và giữ một bản danh sách các trọng
tài. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định bốn trọng tài có kinh
nghiệm về những vấn đề biển và nổi tiếng nhất về sự công bằng, về năng
lực và liêm khiết. (Điều 2.1 Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982).
-
Toà trọng tài được thành lập gồm có năm thành viên: Bên nguyên cử một
thành viên mà mình tuỳ ý lựa chọn ở trên bản danh sách, Bên bị trong vụ
tranh chấp cử một thành viên mà mình tuỳ ý lựa chọn trên bản danh sách,
Ba thành viên khác được các bên thoả thuận cử ra. (Điều 3 Phụ lục VII
Công ước Luật biển 1982).
-
Các quyết định của Toà trọng tài được thông qua theo đa số các thành
viên của Toà (Điều 8 Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982).
- Bản án có tính chất chung thẩm và không được kháng cáo (Điều 11 Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982)
Xin cảm ơn Tiến sĩ!
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Giám đốc Hãng luật Giải phóng, Đoàn Luật sư TPHCM:
Theo
Công ước Luật Biển năm 1982, thì việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981
vào định vị khoan tại vị trí nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa của Việt Nam là xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt
Nam.
Theo
Điều 73 Công ước, mọi hoạt động của giàn khoan Trung Quốc là bất hợp
pháp và vô giá trị. Tôn trọng luật pháp quốc tế, Việt Nam đang có thiện
chí giải quyết bằng con đường ngoại giao, nhưng phía Trung Quốc vẫn bất
chấp và cố tình lấn tới. Trước hết, các lực lượng có trách nhiệm bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ cần tập trung lực lượng cưỡng chế giàn khoan ra khỏi
phạm vi thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Phải khẳng định, đây là vị
trí thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của chúng ta, chứ không phải
vùng tranh chấp. Nếu chúng ta không kiên quyết và có biện pháp mạnh,
Trung Quốc sẽ càng lấn tới và biến vùng biển này thành vùng tranh chấp,
lúc đó vấn đề sẽ càng phức tạp hơn.
|
Công Quang (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét