NGƯỜI
CHỈ HUY KHẨU ĐỘI KHAI HỎA TRẬN ĐÁNH VÀO HIM LAM MỞ MÀN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ.
TRẦN
TUẤN TIẾN
(Ghi theo lời kể của cụ
CCB Nguyễn Huy Mẫn)
Vác Hồ, Đ/c Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bán kế hoạch |
Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên tại căn cứ Mường Păng |
Theo sự giới thiệu của ông Trần Vĩnh Hải
(Trưởng ban liên lạc hội Cựu pháo binh TP Hải Phòng) chúng tôi tìm đến nhà cụ Nguyễn Huy Mẫn tại
tổ 3, phường Bắc Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng). Nằm bên sườn núi, khu nhà cụ
Mẫu quả là... đáng nể. Cả một vườn cây rợp mát ven sườn núi. Một ngôi nhà thờ
họ khang trang, một khu nhà nghỉ có nhà ăn như nhà ăn tập thể. Cụ Mẫu cho biết,
vào ngày nghỉ hay ngày mùng một đầu tháng con cháu cụ đều tụ tập về xum họp,
thắp hương tưởng nhớ tổ tiên và hàn huyên cùng nhau. Thế nên phải có “nhà ăn
tập thể” mời chứa đủ người. Không những thể, bà con tổ 3 lại hay “mượn’ địa
điểm này để tổ chức sinh hoạt, hội họp và liên hoan văn nghệ.
Mới đây, con cháu cụ tổ chức mừng thọ tuổi
95 cho cụ . Nét vui hiện ra trên khuôn mặt già nua và cũng “phong trần” của cụ.
Mắt cụ sáng lên khi được chúng tôi gợi lại những ký ức hào hùng của chiến dịch
Điên Biên Phủ oai hùng năm xưa.
Tuy ở tuổi 95 (cụ Mẫn sinh năm 1920) nhưng
trí nhớ của cụ làm chúng tôi thán phục. Cụ nhớ chi tiết từng sự kiện, địa điểm
và tên người tham gia... Cụ sôi nổi kể lại những kỷ niệm mà theo cụ đến chết
cũng không thể quên.
Tôi không phải nhà văn nhưng “máu”quá nên cứ
lấy giấy bút ghi lia lịa và gửi đến các
bạn những kỷ niệm nhân ngày kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng.
Những ngày
đầu, cụ ở Trung đoàn Sao Vàng có trụ sở đóng tại ngã 3 Cột Đèn (TP Hải Phòng). Rồi
cụ được chuyển về Trung đoàn 41(E41) . Từ trung đoàn 41 cụ chuyển về trung đoàn
Trung Dũng (E42), sau lại chuyển về trung đoàn Quyết Thắng (E 64 Hưng Yên). Ít
lâu sau, cụ và một số đồng đội được chuyển về trung đoàn 34 Tất Thắng (E 34 Hà Nam
Ninh). Trung đoàn hành quân lên Cao Bằng sát nhập cùng một số đơn vị thành lập
Đại đoàn Công – Pháo 351 (bao gồm pháo binh và công binh)
Điều không ngờ
là cụ được tuyển chọn sang Mông Tự, Vân Nam (Trung Quốc) học về pháo binh.
Đến năm 1952 cụ về đơn vị pháo binh ở Tuyên Quang. Năm 1953 cụ được phân công
làm Khẩu đội trưởng (Đại đội 806, tiểu đoàn 2, trung đoàn 45, Sư đoàn 531, pháo
105 ly). Đây là đơn vị pháo đầu tiên của Quận đội Nhân dân Việt Nam. Cụ được
tham gia chiến dịch Tuyên Quang. Trận đánh đó ta cướp được của Pháp 2 khẩu pháo
105 ly.
Cụ nhớ khi cụ
đang lau chùi khẩu pháo 105 ly chiến lợi phẩm thì đại tướng Võ Nguyên Giáp đến.
Đại tướng hỏi thăm quê quán, tình hình đơn vị sau đó vỗ vai động viên, và chụp
ảnh cùng cụ. Đại tướng hứa sẽ gửi ảnh cho cụ sau. Quả nhiên cụ nhận được bức
ảnh đó. Cụ coi nó như “bảo vật” nên lúc nào cũng để trong người.
Lần đầu gặp Bác Hồ
Sau chiến dịch
Tuyên Quang, cụ được điều về tiểu đoàn 224 (gọi theo biệt danh là Tiểu đoàn
“Hát xít”) do đ/c Đoàn Tuế làm tiểu đoàn trưởng (sau này đ/c Đoàn Tuế là Tổng
tham mưu trưởng QDNDVN). Tiểu đoàn “Hát xít” hành quân về Tuần Giáo (cách Điện
Biên 90 km để huấn luyện. Anh em có tư tưởng không thông vì ai cũng háo hức
được tham gia chiến dịch lớn. Hôm đó đơn vị tập trung tại một khu rừng để nghe
các bộ cấp trên nói chuyện. Ai ngờ, đó là lần đầu tiên cụ Mẫn được gặp Bác Hồ.
Bác Hồ vẻ hơi gầy nhưng dáng đi nhanh nhẹn. Ánh mắt Bác sáng rực niềm tin, giọng
nói xứ Nghệ ấm áp ân tình. Bác Hồ bảo :
“Các chú ngồi nhích lại đây. Hãy xoa bàn tay vào nhau cho ấm người”. Sau khi
thăm hỏi tình hình học tập, huấn luyện của đơn vị, Bác nói về tầm quan trọng
của “chiến dịch Trần Đình” Biệt danh bí mật của chiến dịch Điên Biên Phủ) sắp
tới. Bác nói chuyện thật giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Bác dặn: “Chú nào có gì thắc
mắc cứ trình bày. Bác sẽ giải để mọi người nghe. Điều nào chưa thỏa đáng, Bác
sẽ báo cáo với Bộ chính trị và trả lời sau”. Anh em trong đơn vị ngồi nghe như
nuốt lấy từng lời. Ai cũng thấy nhiều điều đã được sáng tỏ và thêm phấn khởi
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bác Hồ căn dặn “Cán bộ phải đầu tầu
gương mẫu và phải đại lượng với chiến sĩ...”
Cụ Mẫn nhớ lại
lời dặn của Bác Hồ: “Vốn liếng của quân đội ta chỉ có 24 khẩu pháo. Vì thế phải
hết sức giữ bí mật, đã xuất quân phải thắng...”. “...Các chú đã được học tập
thì phải bắn đạn đúng đầu thù. Mỗi viên đạn các chú bắn ra có giá trị kinh tế
nuôi được một gia đình trong một năm. Nếu một viên đạn bắn không trúng đích thì
coi như năm đó một gia đình không có ăn. Vì thế các chú phải luyện tập cho kỹ.
Đã bắn là trúng mục tiêu...”. Sự so sánh của bác rất cụ thể, dễ hiểu. Chính lời
căn dặn ấy của Bác Hồ cứ theo cụ đi khắp chiến trường và cụ luôn thầm tâm niệm
: đã bắn phải trúng mục tiêu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng chụp ảnh tặng cụ Mẫn |
Kéo
pháo vào... kéo pháo ra...
Loại pháo 105
khi di chuyển phải có xe ô tô kéo nhưng khi đưa pháo vào chiến trường thì nhiều
đoạn chưa có đường giao thông. Từ đường đưa lên các căn hầm pháo trên núi cao.
Không cách nào khác là phải dùng sức người kéo pháo lên. Khẩu pháo nặng gần 3
tấn. Mỗi khẩu đội có mười bốn người. Kéo làm sao? Mặc dù được các đơn vị bộ
binh chi viện người nhưng việc đưa những chú “voi sắt” lên trên núi cũng không
phải chuyện đơn thuần. Ngày đầu, khẩu pháo nhích được mấy mét. Lúc hạ càng có
đồng chí bị thương vì bộ phận chống giật ở càng pháo va vào. Mọi người lay hoay
quá. Sau bao đêm trằn trọc suy nghĩ, bỗng dưng cụ Mẫn nghĩ đến chiếc “vai cày”.
Đúng rồi, ở quê cụ, người ta đi cày, đi bừa thì trên vai con trâu, con bò đều
có một cái “vai cày” (có nơi gọi là “khoẳm”). Nghĩ đến cái “vai cày” ấy, cụ Mẫn cùng đồng chí
Vạn là xạ thủ số 4 vào rừng tìm cành cây có hình cong chữ V chặt về đẽo thành
nhưng chiếc vai cày lắp vào càng pháo. Thế mà hay. Khi nào dừng lại, hạ càng
pháo xuống nghỉ hay khi vấp hòn đá cản đường, càng pháo có rơi xuống cũng có
cái “vai cày” đó đỡ. Các khẩu đội khác cũng theo cách đó mà làm.Vì thế không
còn hiện tượng bị thương khi càng pháo rơi xuống nữa.
Kéo pháo vào trận địa |
Pháo nặng, núi
đá dôc, mỗi ngày có cố cũng kéo được vài chục mét. Để hỗ trợ pháo binh kéo pháo
vào hần đúng thời hạn, các đơn vị bộ binh được huy động đến góp sức. Có đông
người, sức mạnh được tăng lên. Nhưng khốn nỗi đông người quá cũng thừa vì số
người đông thế không thế bám vào càng pháo được. Mọi người bàn cách kiếm dây về
để kéo pháo. Nhưng giữa chốn rừng sâu núi đỏ, kiếm đâu ra “chão” (bện bằng đay)
như ở vùng suôi được?
Những cây leo
trong rừng được lấy về bện thành dây kéo pháo. Khổ nỗi những cây leo này dễ đứt
nên hiệu quả không được là bao. Nhưng rồi “cái khó ló cái khôn”. Nhớ đến vùng
quê hay chẻ lạt vận néo để đập lúa hay
làm quang gánh lúa ngày mùa. Cụ cùng anh em vào rừng kiếm cây tre hay cây giang
bện thành những sợi dây dài. Rừng Điện Biên ngút ngàn, tre, nứa không thiếu
nhưng phải lấy rộng ra, không lấy tập trung để giữ bí mật cho trận địa. Có dây
kéo là những cây tre, nứa, giang nên việc kéo pháo cũng thuận tiện hơn. Khổ
nỗi, tre, nứa lại hay đứt, lắm khi đứt giây kéo pháo, anh em ngã chỏng chơ. Rút
kinh nghiệm, cụ Mẫn lại nhớ chuyện ở quê, khu uốn đòn gánh hay uốn tre làm
quang, đòn gánh người ta hay mang tre “nướng” trên ngọn lửa. Nướng xong, tre
rất mềm dễ uốn nhưng khi sản phẩm đã hoàn thành lại có sự dẻo dai, rất bền. Đem
chuyện kể với anh em trong đơn vị, mọi người nhất trí ngay. Khốn nỗi nếu nổi
lửa, có khói dễ lộ. Thằng máy bay “bà già” của Pháp suốt ngày lượn lờ nhòm ngó.
Cũng may, phương pháp làm bếp Hoàng Cầm của hậu cần đã giúp đơn vị tạo ra những
chiếc bếp không khói để anh em “tôi” cho những đoạn dây bằng tre thêm bền và
nối dài hơn. Khổ nỗi tre nứa rất “sắc:. Vô ý là đứt tay như chơi. Vì thế mọi
thứ như quần, áo rách được tân dụng để lót tay cho khỏi bị đứt
Trải bao khó
khăn, cuối cùng pháo cũng đưa vào hầm an toàn. Mọi người phấn khởi lắm. Mọi cự
ly, phân tử bắn đã được tính toán cẩn thận và hiệu chỉnh trên máy ngắm của pháo.
Ai cũng nôn nao đợi giờ khai hỏa. Đột nhiên được lệnh đưa pháo trở ra. Sao thế
nhỉ? Người nọ nhìn người kia. Chả ai hiểu lý do ra sao mà mất bao công mới kéo
pháo lên được các hầm giờ lại kéo ra. Chả nhẽ lại mất công vô ích hay sao?
Trong lòng thì thắc mắc nhưng vẫn phải chấp hành lệnh của cấp trên. Pháo được
đưa ra khỏi các hầm về vị trí tập kết. Ai cũng nóng lòng chờ lệnh mới. Đột
nhiên lại có lệnh đưa pháo vào chiến lĩnh trận địa. Mọi việc được triển khai
một cách khẩn trương. Lần này, anh em đã có kinh nghiệm lại được sự hỗ trợ của
xe cơ giới nên việc kéo pháo vào cũng không đến nỗi lúng túng như lần trước.
Đúng hẹn, các
khẩu pháo của ta đã được đặt vào các hầm pháo. Các phân tử ngắm lại được chỉnh
lại. Tất cả đã sẵn sàng cho trận sống mái.
Những
vị khách quý của khẩu đội.
Để giữ bí mật
tuyết đối, các chiến sĩ pháo binh đều ăn ở, sinh hoạt trong các hầm pháo. Ngày
ngày thay phiên nhau mang bi đông và ống tre xuống suổi lấy nước về nấu ăn, rửa
mặt, tắm giặt.... Khẩu phần ăn phải tính toán đo đếm từng bữa. Ngày nắng thì
không sao. Những ngày mưa liên miên thì đúng là “đi trong nước, nằm trên bùn”.
Hồi ấy có bốn vị khách được cấp trên giới thiệu đến “thực tế”. Đó là nhà văn
Nguyễn Đình Thi, Thép Mới, họa sĩ Tô Ngọc Vân, nhà quay phim Nguyễn Tiến Lợi.
Thực ra lúc đó anh em cũng chỉ biết lơ mơ về danh tính các vị “trưởng lão” của
văn học nghệ thuật nước ta. Chấp hành lệnh của cấp trên bố trí cho các vị khách
ăn nghỉ tại hầm, cụ Mẫn cũng lo lắm. Khẩu phần ăn của anh em có hạn. Thêm người
là “thêm đũa, thêm bát”, là động vào tiêu chuẩn khẩu phần của anh em. Rồi còn
chuyện nước sinh hoạt nữa chứ. Thế nhưng các cụ xưa đã dạy “nhịn miệng đãi
khách đường xa”. Cả khẩu đội đều ưu tiên những gì tốt nhất cho các vị khách. Từ
chuyện nhường chỗ khô cho khách nằm đến chuyện ưu tiên cho khách có cỗ bài tú
lơ khơ để giải trí. Cả khẩu đội với bốn vị khách chan hòa như người cùng một
nhà. Một hôm, họa sĩ Tô Ngọc Vân vào đồi E làm việc. Mãi không thấy Tô Ngọc Vân
về. Cuối cùng khẩu đội nhận được tin họa sĩ Tô Ngọc Vân đã hy sinh vì trúng pháo
của Pháp. Khẩu đội buồn lắm. Có người cứ xụt xịt khóc thầm khóc vụng. Bữa cơm
không ai muốn ăn. Cổ cứ nghẹn đắng. Thương nhớ họa sĩ Tô Ngọc Vân, các chiến sĩ
thầm hứa sẽ bắn trúng địch trả thù cho anh.
Giờ
nổ súng đã đến
Những ngày
tháng chờ đợi căng như giây đàn. Ngày nào anh em cũng kiểm tra lại các phân tử
bắn đã được tính toán kỹ lường. Khẩu đôi pháo 105 ly của cụ Mẫn là khẩu pháo
chiếm được của Pháp trong chiến dịch giir phóng Tuyên Quang. Với ý nghĩa “Dùng
pháo địch bắn vào kẻ địch”, cấp trên ưu tiên cho khẩu đội được bắn khai hỏa mở
màn cho chiến dịch. Đó là vinh dự lớn lao những cũng là trách nhiệm lớn nên anh
em cũng nửa mừng, nửa lo.
Qua việc trinh
sát, các phân tử bắn đã được tính từ cự
ly, góc tà... nhằm vào trung tâm Mường Thanh. Giờ khai hỏa đã đến. Khẩu đội đã
sẵn sàng nhận lệnh. Đột nhiên cấp trên lệnh chuyển hướng mục tiêu. Tất cả quay
hướng pháo từ Mường Thanh về Him Lam. Giờ khai hỏa đã cận kề. Cụ Mẫu báo cáo
lên cấp trên: hướng pháo về Him Lam vướng góc hầm nên xạ giới bị cản 0,70cm.
Cấp trên lệnh mở rộng cửa hầm và cho đơn vị 29 phút thực hiện. Không dám nói
những cụ và anh em thầm trách cấp trên cho 29 phút thì làm sao kịp. Hầm còn
vướng đá, rất khó. Lúc đó đ/c Trần Chất chỉ huy trường công binh cùng các chiến
sĩ công binh đã đến. Đ/c Trần Chất nói, cấp trên đã lệnh cho công binh đến giúp
khẩu đội mở rộng xạ giới. Cụ Mẫn mừng quá. Thì ra cấp trên đã tính kỹ nên điều
công binh đến hỗ trợ. Cánh lính công bị là dân làm hầm chuyên nghiệp nên chưa
đầy 20 phút họ đã hoàn thành việc mở rộng cửa hầm. Cụ Mẫn cũng các pháo thủ lập
ức xoay pháo về các thông số kỹ thuật mới. Nhưng trước mặt hầm pháo có cây chua
me rừng cao to che mất tầm bắn. Trần Chất lại cười: “Yên tâm, xong ngay”. Thế
là chỉ vài phút sau cây me cổ thụ đã bị đốn ngã. Cụ Mẫn cũng đơn vị đã sẵn sàng
khai hỏa. Cụ báo cáo cấp trên: Khẩu đội đã sẵn sàng.
Đúng 17 giờ 5
phút ngày 13 tháng 3 năm 1954. khẩu đội pháo 105 ly của cụ được lệnh khai hỏa.
Tiếng nổ của đạn pháo xé toang sự im lặng của bao ngày tháng đợi chờ. Mọi người
nóng ruột chờ kết quả. Đồng chí Tý trinh sát báo về có vết khói ở đồn giặc. Cụ
Mẫn và anh em cảm thấy mắt cay xè. Lập tức cụ Mẫn ra lệnh kiểm tra “phần tử xạ kích”. Các pháo
thủ nhanh chóng kiểm tra các phần từ xạ kịch, tầm, hướng, cự ly... chính xác theo
phẩn tử xạ kích mới và chèn lại bánh xe, càng pháo chống giật và bắn đợt 2.
Trinh sát Tý reo lên trong máy thông tin: “Trúng rồi! Gẫy cột cờ địch rồi!”. Cả
khẩu đội nảy lên sung sướng. Có người chảy nước mắt vì mừng vui. Đài chỉ huy ra
lênh bắn đợt 3. Cùng với khẩu đội của cụ Mẫn 23 khẩu pháo khác va các pháo cỡ
nhỏ hơn được lênh nã đạn tới tấp vào mục tiêu. Căn cứ Hin Lam chìm trong khói
đạn. Chỉ huy trưởng và chỉ huy phó của Pháp tại căn cứ Him Lam bị chết.
Loạt pháo thứ
4 đến loạt pháo thứ 7 đã làm xập hầm vô tuyến điện, nhiều lính Pháp bị chết, bị
thương.
Loạt pháo khai
hỏa của pháo binh đã góp phần tạo thuận lợi cho bộ binh áp sát, bao vây căn cứ
Hin Lam và giành chiến thắng mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Đ/c Trần Độ
chính ủy binh đoàn 312 đã choanh em mang tặng đơn vị pháo binh một hộp lương
khô và mấy bao thuốc lá của sĩ quan Pháp để anh em liên hoan mừng thắng lợi
bước đầu.
Như vậy lần
đầu “đọ sức”. Các chiến sĩ pháo binh Việt Nam đã bất ngờ chụp đạn xuống căn
cứ Him Lam góp phần làm lên chiến thắng vang dội năm châu bốn biển.
Pháo binh hỗ trợ bộ binh |
Sau chiến
thắng Him Lam, chính phủ tặng binh chủng pháo binh là cờ thêu dòng chữ “Quyết
chiến – Quyết thắng”. Bộ chỉ huy pháo binh giao cờ cho khẩu đội 1 của cụ Mẫn.
Thế là trong suốt chiến dịch, lá cờ ấy được cụ và anh em gìn giữ như một bảo
vật vô cùng quý giá. Cụ Mẫn cũng được BCH sư đoàn tặng bằng khen.
Theo cụ Mẫn sau
trận mở màn đó, cụ và đồng đội còn nhiều lần “dập” pháo vào các đồn bốt giặc
tạo thuận lợi cho bộ binh áp sát tiêu diệt cứ điểm. Đặc biệt ngày 6/5/1954,
pháo binh nã 80 loạt pháo và cứ điểm Mừơng Thanh (mỗi loạt 72 viên). Chiều 7/5/1954,
pháo binh liên tục bắn phá trung tâm Mường Thanh để bộ binh tấn công. Đến loạt
pháo thứ 7 thì thấy trên nóc hầm Đờ Cát tri có cờ trắng. Giặc Pháp kéo cờ hàng.
Ta đã chiến thắng ở Điện Biên
Cờ "quyết chiến - Quyết thắng trên nóc hầm ĐCátri |
Ánh mắt cụ Mẫn sáng lên những niềm vui khôn
tả. Cụ tự hào vì được tham gia chỉ huy khẩu đội nổ những loạt đạn đầu tiên khai
hỏa cho chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Cụ cho biết, nhiều lần cụ được gặp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mẫy năm trước, cụ cùng một số cựu chiến sĩ chiến dịch
Điện Biên được đại tướng mời đến tư gia gặp gỡ. Bức ảnh cụ chụp cùng Đại tướng
tại Tuyên Quang được cụ tặng lại Đại tướng. Thấy dáng người cụ Mẫn nhỏ, chắc
chắn, nước da lại đen nên Đại tướng hay gọi dùa cụ là “thuyền chài”.
Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, cụ
yếu lên không lên được Điện Biên Phủ thăm chiến trường xưa nhưng những hình ảnh
về trận khai hỏa mỏ màn, những ngày đêm “ăn núi, ngủ hầm’ tham gia chiến dịch
lịch sử và những kỷ niệm những lần gặp Bác Hồ, gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp như
còn sống mãi trong ký ức của cụ.
Tướng ĐCáttri bag bộ chỉ huy quận đội Pháo tại Điện Biên phủ cúi đầu thất bại |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét