Học giả Trung Quốc: 'Cần tôn trọng thềm lục địa của các nước'
Chúng tôi hoan nghênh và cám ơn các nhà khoa học, các học giả và nhân dân Trung Quốc chân chính đã tôn trọng công lý và tình nghĩa của hai dân tộc Hoa - Việt.
Còn nhiều người bạn Trung Quốc rất tốt biết phân tính đúng sai và dũng cảm phản đối việc làm sai trái của lãnh đạo Đảng CSTQ và chính phủ Trung Quốc.
Lý
Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu Trung Quốc về biển và luật biển, nói rằng Trung
Quốc cần tuân thủ Công ước về Luật biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền
kinh tế của các nước trong việc di dời giàn khoan trên Biển Đông.
Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, 68 tuổi, cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc. Ảnh: Blog.sina.
|
Trong bài viết đăng trên blog cá nhân tối qua, học giả Lý Lệnh Hoa cho biết phóng viên của Hoàn cầu Thời báo, phụ san của báo đảng Trung Quốc, gọi điện phỏng vấn ông về cách nhìn nhận tình hình ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông hiện nay.
Ông Lý sau đó chia sẻ thẳng thẳn quan điểm của mình với phóng
viên. "Trung Quốc là quốc gia tham gia ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Do đó, Trung Quốc cần tuân thủ theo điều 74
và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng
đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển", vị học giả
thuật lại trên blog cá nhân.
Ông Lý còn khẳng định rằng đây là quan điểm xuyên suốt của ông, được trình bày ở nhiều bài viết là diễn đàn khác nhau, hy vọng phóng viên có thể xem và tiếp tục trao đổi sâu hơn về quan điểm này.
Giàn khoan HD-981 của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Ảnh: AP
|
Nhận định của cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc được
đưa ra trong bối cảnh Tổng công ty Dầu khí Hải Dương nước này (CNOOC)
hồi đầu tháng đưa giàn khoan HD-981 vào định vị khoan tại vị trí tọa độ
15o29'58" vĩ Bắc – 111o12'06" kinh Đông. Hà Nội khẳng
định vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam
khoảng 120 hải lý.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam có
đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và
quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác
định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gọi
động thái của Bắc Kinh là bất hợp pháp và yêu cầu Trung Quốc rút giàn
khoan, trong cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết
Trì. Ông cho biết Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp
cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng
thời, Việt Nam cũng luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa
đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình
khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét