Táo mèo chữa đầy bụng
Đông y cho rằng, quả táo mèo có vị chua chát, hơi ngọt, tính hơi ấm, có
tác dụng tiêu thực, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy.
Quả táo mèo có 2 ancaloite là crataegin và oxyacantin, tác dụng trợ tim, an thần, trợ sức và giảm đau
Táo mèo là loại cây quen thuộc của cư dân vùng cao Tây Bắc, có tên
khoa học Docynia indica (Wall Dec) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), ra hoa
trắng vào cuối mùa xuân, quả thu hoạch vào mùa thu. Quả táo mèo hình
trứng, ăn có vị chua chát, thấy nhiều ở các tỉnh Lao Cai, Yên Bái, Sơn
La… Loại táo mèo đặc biệt ngon phải là táo mèo ở vùng Trạm Tấu hay Mù
Căng Chải.
Đông y cho rằng, quả táo mèo có vị chua chát, hơi ngọt, tính hơi ấm, có
tác dụng tiêu thực, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy.
Trong y học hiện đại đã phân tích thấy nhiều thành phần như acide
tactric acide cretaegic, acide citric, saponin, đường, vitamine…, đặc
biệt hơn trong quả táo mèo có 2 ancaloite là crataegin và oxyacantin,
tác dụng trợ tim, an thần, trợ sức và giảm đau.
Táo mèo còn khả năng làm tăng cường miễn dịch, giảm mỡ máu, đại tiện ra
máu... Nhưng đối với tiêu hóa táo mèo vẫn có công hiệu rõ rệt hơn. Liều
dùng trung bình cho các dạng thuốc sắc, cao lỏng, tán, hoàn là từ 10 –
20g. Nhưng dạng cao lỏng được sử dụng phổ biến.
Để tham khảo và áp dụng hiệu quả tác dụng chữa bệnh của quả táo mèo,
dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu trị liệu từ quả táo
mèo.
* Thuốc tiêu thực: Táo mèo 25g, củ sả 25g, chỉ xác 25g, vỏ vối 25g, vỏ
quýt 25g, củ gấu 40g, gừng tươi 20g, phèn phi 10g. Tất cả phơi khô, sao
giòn tán bột mịn. Người lớn ngày uống 2 thìa cà phê chiêu với nước ấm.
Trẻ nhỏ từ nửa thìa cà phê đến 1 thìa cà phê tùy theo tuổi.
Hoặc táo mèo sao cháy 12g, củ sả 12g, vỏ quýt 16g, sắc với 500ml nước,
còn lại 200ml, chia 2 lần uống/ngày đối với người lớn, trẻ nhỏ tùy tuổi
mà chia 3 – 4 lần uống trong ngày.
* Dùng kích thích tiêu hóa: Táo mèo 200g, rửa sạch bổ bỏ hạt, ngâm với
300ml rượu gạo, sau 7 – 10 ngày mang ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần
20ml vào trước bữa ăn. Uống hết rượu còn bã trộn đường ăn dần.
* Cách bào chế cao lỏng: Lấy quả táo mèo chín bổ ngang thành từng phiến
dày khoảng 0,4cm, rồi phơi hay sấy khô. Cứ 1kg dược liệu bỏ hạt đổ 5
lít nước sắc còn 1 lít, chắt ra, và lại đổ 3 lít nữa sắc còn nửa lít,
chắt ra trộn hai nước sắc này với nhau cô đặc còn 1 lít.
Cho vào nước cô này 800g kẹo mạch nha hoặc đường, khuấy tan rồi lại cô
tiếp chỉ còn 1 lít thành phẩm, để nguội cho vào 40ml rượu 50 độ có ngâm
với Trần bì hoặc Đại hồi là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh
(khoảng 30ml). Dùng khi khó tiêu, bụng trướng, đầy hơi, kích thích tiêu
hóa, hạ mỡ máu…
* Chữa trị chứng đầy bụng: Lấy táo mèo khô 30g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2 – 3 ngày.
* Chữa rối loạn mỡ máu: Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Táo
mèo thái phiến đem nấu với gạo tẻ thành cháo. Sau cho đường phèn vừa
ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.
Hay táo mèo 15g, lá sen 15g, sắc lấy nước thuốc uống thay trà trong
ngày, một liệu trình là 15 ngày. Nghỉ vài ngày lại uống tiếp.
* Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Dùng 1 trong 2 phương sau.
- Dùng phương thuốc này có tác dụng sơ phong, tán nhiệt, bình can,
giáng áp, nhuận tràng thông tiện, thích hợp với người tăng huyết áp kèm
theo táo bón kéo dài: Gồm táo mèo sao đen 12g, Thảo quyết minh 12g, hoa
cúc trắng 9g, ba thứ sấy khô tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín,
sau 20 phút dùng được. Uống thay trà trong ngày.
- Dùng phương này có công hiệu bổ khí hoạt huyết, ích tâm kiện não,
thích hợp với người tăng huyết áp kèm theo rối loạn tuần hoàn não (biểu
hiện mệt mỏi, khó thở, ngại hoạt động, kém ăn, dễ vã mồ hôi…). Gồm táo
mèo 12g, Hoàng kỳ 45g, Cát căn 20g, Tang ký sinh 20g, Đan sâm 30g, sắc
lấy 2 nước, trộn vào và cô đặc lại còn chừng 300ml, chia vài lần uống
trong ngày. Mỗi liệu trình là 15 ngày, nghỉ 20 ngày lại uống tiếp.
- Dùng phương này có công hiệu dưỡng âm, lương huyết, hợp cho người
huyết áp thuộc thể âm hư, biểu hiện người gầy, nóng lòng bàn tay, bàn
chân, sốt nhẹ về chiều, miệng khô họng khát…
Gồm Sinh địa 200g, táo mèo 500g, đường trắng 100g. Sinh địa rửa sạch,
thái lát, táo mèo bỏ hạt thái phiến. Hai vị này sắc thật nhừ, rồi cho
đường vào đánh nhuyễn thành cao lỏng, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa
canh. Uống liên tục trong 20 ngày.
BS HOÀNG XUÂN ĐẠCây táo mèo là loại cây quen thuộc của cư dân vùng cao Tây Bắc, có tên
khoa học Docynia indica (Wall Dec) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), ra hoa
trắng vào cuối mùa xuân, quả thu hoạch vào mùa thu. Quả táo mèo hình
trứng, ăn có vị chua chát, thấy nhiều ở các tỉnh Lao Cai, Yên Bái, Sơn
La… Loại táo mèo đặc biệt ngon phải là táo mèo ở vùng Trạm Tấu hay Mù
Căng Chải.
Đông y cho rằng, quả táo mèo có vị chua chát, hơi ngọt, tính hơi ấm, có
tác dụng tiêu thực, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy.
Trong y học hiện đại đã phân tích thấy nhiều thành phần như acide
tactric acide cretaegic, acide citric, saponin, đường, vitamine…, đặc
biệt hơn trong quả táo mèo có 2 ancaloite là crataegin và oxyacantin,
tác dụng trợ tim, an thần, trợ sức và giảm đau.
Táo mèo còn khả năng làm tăng cường miễn dịch, giảm mỡ máu, đại tiện ra
máu... Nhưng đối với tiêu hóa táo mèo vẫn có công hiệu rõ rệt hơn. Liều
dùng trung bình cho các dạng thuốc sắc, cao lỏng, tán, hoàn là từ 10 –
20g. Nhưng dạng cao lỏng được sử dụng phổ biến.
Để tham khảo và áp dụng hiệu quả tác dụng chữa bệnh của quả táo mèo,
dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu trị liệu từ quả táo
mèo.
* Thuốc tiêu thực: Táo mèo 25g, củ sả 25g, chỉ xác 25g, vỏ vối 25g, vỏ
quýt 25g, củ gấu 40g, gừng tươi 20g, phèn phi 10g. Tất cả phơi khô, sao
giòn tán bột mịn. Người lớn ngày uống 2 thìa cà phê chiêu với nước ấm.
Trẻ nhỏ từ nửa thìa cà phê đến 1 thìa cà phê tùy theo tuổi.
Hoặc táo mèo sao cháy 12g, củ sả 12g, vỏ quýt 16g, sắc với 500ml nước,
còn lại 200ml, chia 2 lần uống/ngày đối với người lớn, trẻ nhỏ tùy tuổi
mà chia 3 – 4 lần uống trong ngày.
* Dùng kích thích tiêu hóa: Táo mèo 200g, rửa sạch bổ bỏ hạt, ngâm với
300ml rượu gạo, sau 7 – 10 ngày mang ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần
20ml vào trước bữa ăn. Uống hết rượu còn bã trộn đường ăn dần.
* Cách bào chế cao lỏng: Lấy quả táo mèo chín bổ ngang thành từng phiến
dày khoảng 0,4cm, rồi phơi hay sấy khô. Cứ 1kg dược liệu bỏ hạt đổ 5
lít nước sắc còn 1 lít, chắt ra, và lại đổ 3 lít nữa sắc còn nửa lít,
chắt ra trộn hai nước sắc này với nhau cô đặc còn 1 lít.
Cho vào nước cô này 800g kẹo mạch nha hoặc đường, khuấy tan rồi lại cô
tiếp chỉ còn 1 lít thành phẩm, để nguội cho vào 40ml rượu 50 độ có ngâm
với Trần bì hoặc Đại hồi là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh
(khoảng 30ml). Dùng khi khó tiêu, bụng trướng, đầy hơi, kích thích tiêu
hóa, hạ mỡ máu…
* Chữa trị chứng đầy bụng: Lấy táo mèo khô 30g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2 – 3 ngày.
* Chữa rối loạn mỡ máu: Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Táo
mèo thái phiến đem nấu với gạo tẻ thành cháo. Sau cho đường phèn vừa
ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.
Hay táo mèo 15g, lá sen 15g, sắc lấy nước thuốc uống thay trà trong
ngày, một liệu trình là 15 ngày. Nghỉ vài ngày lại uống tiếp.
* Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Dùng 1 trong 2 phương sau.
- Dùng phương thuốc này có tác dụng sơ phong, tán nhiệt, bình can,
giáng áp, nhuận tràng thông tiện, thích hợp với người tăng huyết áp kèm
theo táo bón kéo dài: Gồm táo mèo sao đen 12g, Thảo quyết minh 12g, hoa
cúc trắng 9g, ba thứ sấy khô tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín,
sau 20 phút dùng được. Uống thay trà trong ngày.
- Dùng phương này có công hiệu bổ khí hoạt huyết, ích tâm kiện não,
thích hợp với người tăng huyết áp kèm theo rối loạn tuần hoàn não (biểu
hiện mệt mỏi, khó thở, ngại hoạt động, kém ăn, dễ vã mồ hôi…). Gồm táo
mèo 12g, Hoàng kỳ 45g, Cát căn 20g, Tang ký sinh 20g, Đan sâm 30g, sắc
lấy 2 nước, trộn vào và cô đặc lại còn chừng 300ml, chia vài lần uống
trong ngày. Mỗi liệu trình là 15 ngày, nghỉ 20 ngày lại uống tiếp.
- Dùng phương này có công hiệu dưỡng âm, lương huyết, hợp cho người
huyết áp thuộc thể âm hư, biểu hiện người gầy, nóng lòng bàn tay, bàn
chân, sốt nhẹ về chiều, miệng khô họng khát…
Gồm Sinh địa 200g, táo mèo 500g, đường trắng 100g. Sinh địa rửa sạch,
thái lát, táo mèo bỏ hạt thái phiến. Hai vị này sắc thật nhừ, rồi cho
đường vào đánh nhuyễn thành cao lỏng, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa
canh. Uống liên tục trong 20 ngày.
BS HOÀNG XUÂN ĐẠ
Cây táo mèo là loại cây quen thuộc của cư dân vùng cao Tây Bắc, có tên
khoa học Docynia indica (Wall Dec) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), ra hoa
trắng vào cuối mùa xuân, quả thu hoạch vào mùa thu. Quả táo mèo hình
trứng, ăn có vị chua chát, thấy nhiều ở các tỉnh Lao Cai, Yên Bái, Sơn
La… Loại táo mèo đặc biệt ngon phải là táo mèo ở vùng Trạm Tấu hay Mù
Căng Chải.
Đông y cho rằng, quả táo mèo có vị chua chát, hơi ngọt, tính hơi ấm, có
tác dụng tiêu thực, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy.
Trong y học hiện đại đã phân tích thấy nhiều thành phần như acide
tactric acide cretaegic, acide citric, saponin, đường, vitamine…, đặc
biệt hơn trong quả táo mèo có 2 ancaloite là crataegin và oxyacantin,
tác dụng trợ tim, an thần, trợ sức và giảm đau.
Táo mèo còn khả năng làm tăng cường miễn dịch, giảm mỡ máu, đại tiện ra
máu... Nhưng đối với tiêu hóa táo mèo vẫn có công hiệu rõ rệt hơn. Liều
dùng trung bình cho các dạng thuốc sắc, cao lỏng, tán, hoàn là từ 10 –
20g. Nhưng dạng cao lỏng được sử dụng phổ biến.
Để tham khảo và áp dụng hiệu quả tác dụng chữa bệnh của quả táo mèo,
dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu trị liệu từ quả táo
mèo.
* Thuốc tiêu thực: Táo mèo 25g, củ sả 25g, chỉ xác 25g, vỏ vối 25g, vỏ
quýt 25g, củ gấu 40g, gừng tươi 20g, phèn phi 10g. Tất cả phơi khô, sao
giòn tán bột mịn. Người lớn ngày uống 2 thìa cà phê chiêu với nước ấm.
Trẻ nhỏ từ nửa thìa cà phê đến 1 thìa cà phê tùy theo tuổi.
Hoặc táo mèo sao cháy 12g, củ sả 12g, vỏ quýt 16g, sắc với 500ml nước,
còn lại 200ml, chia 2 lần uống/ngày đối với người lớn, trẻ nhỏ tùy tuổi
mà chia 3 – 4 lần uống trong ngày.
* Dùng kích thích tiêu hóa: Táo mèo 200g, rửa sạch bổ bỏ hạt, ngâm với
300ml rượu gạo, sau 7 – 10 ngày mang ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần
20ml vào trước bữa ăn. Uống hết rượu còn bã trộn đường ăn dần.
* Cách bào chế cao lỏng: Lấy quả táo mèo chín bổ ngang thành từng phiến
dày khoảng 0,4cm, rồi phơi hay sấy khô. Cứ 1kg dược liệu bỏ hạt đổ 5
lít nước sắc còn 1 lít, chắt ra, và lại đổ 3 lít nữa sắc còn nửa lít,
chắt ra trộn hai nước sắc này với nhau cô đặc còn 1 lít.
Cho vào nước cô này 800g kẹo mạch nha hoặc đường, khuấy tan rồi lại cô
tiếp chỉ còn 1 lít thành phẩm, để nguội cho vào 40ml rượu 50 độ có ngâm
với Trần bì hoặc Đại hồi là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh
(khoảng 30ml). Dùng khi khó tiêu, bụng trướng, đầy hơi, kích thích tiêu
hóa, hạ mỡ máu…
* Chữa trị chứng đầy bụng: Lấy táo mèo khô 30g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2 – 3 ngày.
* Chữa rối loạn mỡ máu: Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Táo
mèo thái phiến đem nấu với gạo tẻ thành cháo. Sau cho đường phèn vừa
ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.
Hay táo mèo 15g, lá sen 15g, sắc lấy nước thuốc uống thay trà trong
ngày, một liệu trình là 15 ngày. Nghỉ vài ngày lại uống tiếp.
* Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Dùng 1 trong 2 phương sau.
- Dùng phương thuốc này có tác dụng sơ phong, tán nhiệt, bình can,
giáng áp, nhuận tràng thông tiện, thích hợp với người tăng huyết áp kèm
theo táo bón kéo dài: Gồm táo mèo sao đen 12g, Thảo quyết minh 12g, hoa
cúc trắng 9g, ba thứ sấy khô tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín,
sau 20 phút dùng được. Uống thay trà trong ngày.
- Dùng phương này có công hiệu bổ khí hoạt huyết, ích tâm kiện não,
thích hợp với người tăng huyết áp kèm theo rối loạn tuần hoàn não (biểu
hiện mệt mỏi, khó thở, ngại hoạt động, kém ăn, dễ vã mồ hôi…). Gồm táo
mèo 12g, Hoàng kỳ 45g, Cát căn 20g, Tang ký sinh 20g, Đan sâm 30g, sắc
lấy 2 nước, trộn vào và cô đặc lại còn chừng 300ml, chia vài lần uống
trong ngày. Mỗi liệu trình là 15 ngày, nghỉ 20 ngày lại uống tiếp.
- Dùng phương này có công hiệu dưỡng âm, lương huyết, hợp cho người
huyết áp thuộc thể âm hư, biểu hiện người gầy, nóng lòng bàn tay, bàn
chân, sốt nhẹ về chiều, miệng khô họng khát…
Gồm Sinh địa 200g, táo mèo 500g, đường trắng 100g. Sinh địa rửa sạch,
thái lát, táo mèo bỏ hạt thái phiến. Hai vị này sắc thật nhừ, rồi cho
đường vào đánh nhuyễn thành cao lỏng, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa
canh. Uống liên tục trong 20 ngày.
BS HOÀNG XUÂN ĐẠI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét