ĐỪNG ĐỂ NỖI NHỤC CỦA NGÀNH KIẾN TRÚC TỪ BÁI ĐÍNH LAN SANG QUỲNH LÂM
Lời dẫn của Nguyễn Hoài Nam: Nhân dịp công ty Hoàng Đạo của gia đình GS Hoàng Đạo Kính có thể sắp nhận thầu được món
to là khôi phục chùa Quỳnh Lâm - Quảng Ninh, nhà cháu mời các bác chiêm
ngưỡng Tam Quan chùa Bái Đính (ảnh trên) - Nỗi nhục của Kiến trúc Việt Nam ạ!
___________
Ứng xử thế nào đối với di sản Phật giáo Quỳnh Lâm…?
(PGVN) - ...sẽ vô cùng thuận tiện để xây dựng một ngôi chùa đúng là chùa Quỳnh
Lâm chứ không phải một ngôi chùa nào khác. Chùa Quỳnh Lâm cần phải được
phục hưng sao cho phù hợp với tâm lý, tâm thức người Việt, với bản sắc
văn hóa truyền thống Việt. Câu
hỏi tưởng như có phần ngẫu nhiên được nêu lên từ GS.TS Hoàng Đạo Kính,
Ủy viên hội đồng di sản quốc gia khiến tôi bất giác thấy lòng nặng trĩu…
Một góc khu khai quật khảo cổ lộ thiên ngay trước lối vào nhà chùa
Buổi hội thảo khoa học “Bảo tồn và trùng tu Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm” được tổ chức chiều ngày 12/4 tại
UBND huyện Đông Triều sôi nổi đến không ngờ: Đại diện chính quyền sở
tại thể hiện rõ niềm khát ngưỡng sớm phục hưng lại di tích có giá trị tín
ngưỡng và lịch sử vô cùng lớn lao này. Các nhà khoa học tranh biện thẳng
thắn, đưa ra nhiều ý kiến quý giá đối với việc trùng tu chùa Quỳnh Lâm.
Đơn vị tư vấn - Công ty TNHH Hoàng Đạo mạnh dạn thuyết trình phương án
kiến trúc mới…
GS.TS Hoàng Đạo Kính
Tham luận về việc xây chùa mới trên nền di tích chùa Quỳnh Lâm, GS.TS Hoàng Đạo Kính nhấn mạnh: Chúng
ta nên ứng xử thế nào đối với những di tích đã đổ nát, đã thành phế
tích nhưng vẫn còn đó những giá trị lịch sử, tín ngưỡng vô cùng to lớn?
Cần phải làm gì, khi di tích lịch sử đó gắn liền với giá trị tôn giáo,
đặc biệt là mang trong mình những giá trị không thể đong đếm của Phật
giáo?
Chùa Quỳnh Lâm ngày nay, dường như
chỉ còn là đống hoang tàn đổ nát, khó mà theo kịp thời đại. Nhưng, đây
là di tích liên quan đến tôn giáo, đặc biệt liên quan đến những giá trị
Phật giáo to lớn, liên quan đến tín ngưỡng Phật giáo của một cộng đồng
tín ngưỡng tôn giáo có truyền thống lịch sử lâu đời. Vậy, chúng ta sẽ
ứng xử thế nào đối với phế tích Phật giáo Quỳnh Lâm…?
Mọi chi tiết cần được cân nhắc kỹ lưỡng
Vấn đề được nêu lên, không còn nhiều
tranh biện về việc xây mới ra sao, quy hoạch chỗ nào, trùng tu, xây dựng
sao cho bề thế… Dường như cả hội thảo tập trung vào vấn đề “văn hóa ứng
xử” đối với những phế tích Phật giáo, mà trực tiếp ở đây là chùa Quỳnh
Lâm, một di tích lịch sử có nhiều sở chứng khảo cổ từ thời Trần và thời
Lê Trung hưng.
Những trầm mặc mãi còn đó với thời gian...
Một trong những phương án xây dựng,
nghe chừng rất bề thế, quy mô mà đại diện đơn vị tư vấn đưa ra, có vẻ
như không mấy hợp lí, hợp thời. Những ý tưởng như: hồ nước tự nhiên
khuôn viên ngoài nhà chùa sẽ được xây đắp vuông vức. Khoảng đồi trống
bên trái sẽ đặt tôn tượng Đức Phật Di Lặc cao hơn 22 mét… đều không nhận
được sự ủng hộ từ phía chính quyền cũng như các nhà khoa học.
Không khó để nhận thấy rằng, việc
trùng tu, phục hưng một di tích lịch sử Phật giáo là cần thiết, là quan
trọng, nhưng không có nghĩa là dễ dàng “rượu cũ, bình mới” được.
GS.TSKH Lưu Trần Tiêu
Chia sẻ luận điểm của mình, trước
phương án đơn vị tư vấn nêu lên, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội
đồng di sản quốc gia cho biết: Để trùng tu chùa Quỳnh Lâm, việc có
những phát kiến, sáng tạo là tốt. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể
phóng khoáng quá, vừa xa rời thực tế, lại vô tình phủ nhận những giá trị
lịch sử to lớn chùa Quỳnh Lâm còn giữ lại. Việc xây mới hoàn toàn là
không khả thi, nhiều phần chưa phù hợp với bối cảnh lịch sử, cũng như
hợp tầng kiến trúc nơi đây…
PGS.TS Hoàng Văn Khoán
Đồng quan điểm, nhưng PGS.TS Hoàng Văn Khoán - Đại học Quốc gia Hà Nội thẳng thắn và cụ thể hơn: Kinh
phí để xây mới chùa Quỳnh Lâm có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tiền,
là vấn đề lớn nhưng chưa phải là tất cả. Điều tôi muốn nêu lên ở đây,
rằng “công trình giá trị hàng trăm tỷ đồng”, nếu xây xong không ai đến
thăm viếng thì sao? Khi đó, trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
Sau nhiều tranh luận sôi nổi, chủ đề
chính ngày càng rõ nét: “Phục hưng lại chùa Quỳnh Lâm trên nền di tích
cũ”. Những gì là tự nhiên, là món quà thiêng liêng vô giá mà thiên nhiên
ban tặng nên được giữ nguyên. Những gì có thể khôi phục, trùng tu thì
dựa theo nguyên mẫu vật chứng khảo cổ, từ đó kiến thiết lại chùa Quỳnh
Lâm theo đúng gốc tích ban đầu.
Trước vấn đề này, TS. Lê Thị Liên - Viện Khảo cổ học Việt Nam nhấn mạnh: Trùng
tu chùa Quỳnh Lâm, giữ được cốt là rất quý, và sẽ vô cùng thuận tiện để
xây dựng một ngôi chùa đúng là chùa Quỳnh Lâm chứ không phải một ngôi
chùa nào khác. Chùa Quỳnh Lâm cần phải được phục hưng sao cho phù hợp
với tâm lý, tâm thức người Việt, với bản sắc văn hóa truyền thống Việt.
Mọi việc tôn tạo, bổ sung những kiến trúc thành phần vốn không có ở đây
phải hết sức thận trọng…
Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Lâm Biền (Tạp chí Di sản Văn hóa) cũng cho rằng: Ngôi
chùa này đã có một giá trị lớn về lịch sử và văn hóa gắn với thời đầu
tự chủ, ngay cả đến vấn đề Phật giáo đương thời gắn với chùa cũng đã là
vấn đề lịch sử và văn hóa. Đó là điểm cơ bản để chúng ta quan tâm dựng
lại ngôi chùa này. Vì thế, mọi việc tôn tạo, bổ sung những kiến trúc
thành phần vốn không có ở đây phải hết sức thận trọng…
Ông Vũ Văn Học - Chủ tịch UBND huyện Đông Triều
Xuyên suốt buổi hội thảo, những ý
kiến, tham luận rất sát với tinh thần mà ông Vũ Văn Học - Chủ tịch UBND
huyện Đông Triều phát biểu khai mạc: Trải qua những biến thiên của
tự nhiên và xã hội, Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm nay chỉ còn là phế
tích. Nhận thức rõ những giá trị to lớn của di tích, nhiều năm qua,
chính quyền và nhân dân huyện Đông Triều đã tha thiết được phục hưng
Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm nhằm bảo tồn và tôn vinh những giá trị lịch
sử văn hóa, đồng thời đáp ứng hiệu quả nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo
quần chúng nhân dân địa phương, cũng như khách thập phương.
Một trọng điểm cần nhấn mạnh, rằng
chùa Quỳnh Lâm tọa lạc trên ngọn đồi có tên gọi là núi Tiên Du. Núi Tiên
Du nằm trong hệ thống triền đồi chạy dài từ núi Yên Tử, Ngọa Vân xuống
đồng bằng.
Có thể thấy, đây là cửa ngõ quan trọng
trong quần thể di tích lịch sử Yên Tử trên địa bàn Đông Triều - Quảng
Ninh. Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm cần được trùng tu, phục hưng sao cho
xứng tầm với những giá trị lịch sử to lớn, cũng như vị thế tôn giáo tín
ngưỡng mà “phế tích” này còn tiềm ẩn trong mình…
Thường Nguyên
Nguồn: PGVN.
____________________
Công trình Khu du lịch Bái Đính ở Ninh Bình do Công ty Hoàng Đạo (GĐ là TS. KTS Hoàng Đạo Cương) thiết kế. TS. Hoàng Đạo Cương là con trai GS. TS. KTS Hoàng Đạo Kính, và là cháu nội của Cụ Hoàng Đạo Thúy - người mà chỉ cần nhắc đến tên ta đã dấy lên niềm kính sợ! Con dòng cháu giống, cha truyền con nối.
Một gia đình như thế, tưởng hồn Việt đã ở trong huyết quản truyền đời. Vậy mà từ gia đình Hoàng Đạo đã thiết kế một công trình kiến trúc vong bản, một công trình nô lệ và là một nỗi nhục, một nỗi đau khôn cùng của giới kiến trúc sư Việt Nam.
Toàn
bộ các hạng mục kiến trúc, mỹ thuật ở Bái Đính, chỉ có một cái tam quan
là còn một chút dáng nét Việt, bởi nó phảng phất cái Hiển Lâm Các - là
nơi thờ các tiên liệt nhà Nguyễn ở Huế. Trông Tam quan này cũng đã như
Đài Loan rồi. Còn lại thì chỉ có thể nói bằng hai từ: NÔ LỆ!
Hiển Lâm các - Huế
Tam quan Bái Đính - Ninh Bình
(Nguyễn Hoài Nam chú thêm: Theo nhà cháu biết thì Hiển Lâm Các với 3 tầng mái cũng nằm trong khu vực các miếu thờ, nghĩa là cũng dành cho người chết. Và trớ trêu thay, Cty Hoàng Đạo cũng lấy cái mẫu này đem về chùa, và đặt đúng chỗ ra vào đầu tiên).
Có thể trong lòng KTS Hoàng Đạo Cương không muốn để lại cho đời một dấu ấn tồi tệ như thế (ai lại vì tiền mà hủy thanh danh cả gia tộc như vậy), mà là phải làm theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư. Nhưng hỡi ơi! Người có bản lĩnh sẽ đủ uy lực để thuyết phục và tư vấn cho khách hàng, và cao hơn, sẵn sàng từ chối, nếu họ đặt hàng mình làm một công trình vong bản!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét