Thư giãn cuối tuần
-
Ông ơi, phó nhòm nghĩa là gì hở ông?
-
Phó nhòm là người chuyên nghề chụp ảnh cháu ạ.
-
Sao không gọi luôn là trưởng nhòm cho nó oách xà lách,
lại có quyền hành hơn, như bố cháu làm trưởng thôn đấy, còn sai được cả phó
thôn cơ mà?
-
Trưởng thì sai được phó nhưng phó mới giỏi cháu ạ. Phó
thôn là người giúp việc trưởng thôn. Vì bố cháu còn kém nên phải làm trưởng,
bác Tèo giỏi hơn làm phó mới giúp được cho bố cháu chứ!
-
Cháu vẫn chưa hiểu, ông phải giải thích kỹ, tại sao phó
lại giỏi hơn trưởng?
-
Thế này nhé: tất cả những người giỏi đều có đệm thêm
chữ “phó”. Ngày xưa cả vùng mới có một ông biết cắt tóc, cả làng cả xã đều phải
đến để ông ấy cắt tóc cho nên người ta tôn vinh ông ấy là ...Phó cạo. Cũng
tương tự như thể người thợ làm nhà gọi là Phó mộc, người may quần áo gọi là Phó
may, ông đóng cối xay gọi là Phó cối... Còn những người bình thường như ông đây
này thì được gọi là “Phó thường dân”...Bây giờ thì cháu hiểu chưa?
-
Cháu hiểu rồi ông ạ: Phó thường dân là giỏi nhất. Thảo
nào mà ông giỏi thế, cháu hỏi gì ông cũng trả lời được.
2. Nhà văn khiêm tốn
-
Ông ơi, sao người ta không gọi là chú phó cạo, chú phó
mộc, chú phó may mà toàn gọi là bác?
-
Giỏi mới được gọi là bác cháu ạ. Chẳng hạn như người
học tài, hiểu rộng được gọi là “Bác học” đấy thôi.
-
Nhưng cháu nghe người ta nói, có cô văn công xinh như
mộng gọi ông nhà văn là “bác”, bị ông ấy mắng cho: “Sao cô lại gọi tôi là bác?
Bác, bác phó cối à!”. Nhà văn giỏi thế sao không nhận là bác nhỉ?
-
Vì các nhà văn bao giờ cũng khiêm tốn cháu ạ. Thậm chí
“chú” cũng không nhận, 80 tuổi rồi cũng chỉ nhận là ...“anh” thôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét