10 lời khuyên của Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa
Người
đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa luôn quan niệm đưa
triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn
đề mà con người gặp phải ngày nay.
Rất nhiều người có suy nghĩ tiêu cực về tương lai, dự đoán rằng
tương lai của mỗi người sẽ ngày càng tệ hơn. Cuộc sống đương nhiên đầy
rẫy những khổ nạn, nhưng tôi nguyện tin tưởng một cách lạc quan rằng
điều đó sẽ được cải thiện. Chỉ cần chúng ta truyền bá tình yêu và lòng
từ bi, thế giới sẽ trở nên tốt hơn.
|
Sự kiên nhẫn có thể giúp ta trong những lúc khốn khó. Chỉ cần có sự
kiên nhẫn, chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ hay cảm thấy chán nản. Chúng
ta có thể kiên trì suy nghĩ theo cách tích cực, làm những việc có
ích cho người khác. Chúng ta sẽ nghĩ đến những người đồng cảnh ngộ, gửi
đến họ tâm niệm từ bi, hy vọng sẽ không bao giờ chịu nỗi đau khổ này
nữa.
Trong ảnh là Đức Pháp vương vận Pháp bảo sáu sức trang hoàng của Naropa, Ladakh, năm 2004.
|
Có những lúc con người sẽ trách ông trời tạo ra điều bất hạnh.
Nhưng kỳ thực chúng ta phải hiểu rằng điều bất hạnh xuất phát từ cái
nhân mà ta tự trồng. Chỉ khi thấu hiểu được đạo lý này, chúng ta mới
không trách người hoặc sự việc khác gây ra vận hạn cho mình, ngược lại
sẽ đốc thúc bản thân cố gắng hơn nữa, chú ý đến suy nghĩ và hành động,
nhằm tránh sự bất hạnh diễn ra một lần nữa.
Trong ảnh là Đức Pháp vương trong một chuyến hành hương thánh địa.
|
Tôi biết rằng mỗi khi chứng kiến cảnh người tốt chịu điều bất hạnh,
chúng ta sẽ nghĩ quan niệm nhân quả không còn đúng nữa. Nhưng cũng
giống như vạn vật trên thế giới này đều có liên quan đến nhau, những
nghiệp mà chúng ta tạo ra sẽ ảnh hưởng đến người khác. Chúng ta trồng
nhân nào, tất sẽ gắn kết với nhau tạo ra quả báo chung.
Trong ảnh là Đức Pháp vương trong một chuyến hoằng pháp tại Trung Quốc.
|
Một bản ngã mạnh kỳ thực sẽ khiến ta mềm yếu. Bởi khi chấp ngã (cái
tôi) không muốn thay đổi, cứ giữ lấy những cách tư duy và cách nhìn
cuộc sống cứng nhắc, thì sẽ rất dễ bị tổn thương. Ngay cả khi tín niệm
của ta đối diện với những công kích và thách thức nhỏ nhất, bản ngã cũng
sẽ vì thế mà bị tổn thương.
|
Biểu hiện bên ngoài của ngạo mạn là sự tự tin, nhưng thực ra đó là
cảm giác không an toàn trốn sau lớp mặt nạ. Ngạo mạn chưa bao giờ mang
tính thiện. Nếu như một người không thể đối đãi tốt với người khác, thì
sao có thể đối tốt với bản thân.
Trong ảnh là Đức Pháp vương dẫn đầu tăng đoàn trong cuộc hành hương vì môi trường năm 2009.
|
Nếu như bạn rơi vào vòng tự so sánh mình với người khác, chấp ngã
có lúc khiến bạn nghĩ mình không bằng người khác, có lúc làm bạn cho
rằng mình ưu việt hơn, từ đó tạo ra tâm lý tự quan trọng bản thân.
Trong ảnh là Đức Pháp vương nhận giải thưởng "Vì mục tiêu Thiên niên kỷ" của Liên Hợp Quốc năm 2010.
|
Rất nhiều người sợ cảm giác tự yêu bản thân, bởi cho rằng đây là
ích kỷ và buông lỏng bản ngã. Nhưng trước khi tu từ bi, phải hiểu rằng
cần yêu bản thân trước. Tôi không phải đang nói bạn cần thổi phồng bản
ngã, mà khuyên bạn nên suy nghĩ về cuộc sống, chú ý từng giờ từng phút
đến động cơ của bản thân và biết ơn giá trị cuộc sống. Trong ảnh là Đức
Pháp vương trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010.
|
Chúng ta thường tạo ra nghiệp ác một cách vô ý thức, chỉ để hưởng
điều lạc thú trong cuộc đời ngắn ngủi này. Để được sở hữu nhà cửa rộng
lớn, tiền tài và nhiều điều lạc thú khác, để thỏa mãn ham muốn cá
nhân, chúng ta sẵn sàng đẩy ngã bất kỳ ai chắn đường một cách ích kỷ.
Nếu như chúng ta hiểu về nguyên tác nhân quả nghiệp báo, sẽ suy nghĩ kỹ
trước khi hành động mà dừng tạo nghiệp ác.Trong ảnh là Đức Pháp vương
tham dự chương trình Talk Vietnam tại Hà Nội năm 2011.
|
Đức Dương (ảnh: Drukpa VN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét