“Đỉnh cao” ở đây chúng tôi muốn
nhắc tới là nguồn gốc, xuất xứ của bài thuốc từ giới ngự y của Hoàng gia
Campuchia xưa mà người thừa kế bài thuốc này là lương y Nguyễn Văn Dậu,
ngụ tại quận 7, TP HCM. 4 chữ “tận cùng xã hội” ở đây chúng tôi muốn đề
cập tới là những người đã và đang được thụ hưởng bài thuốc, là những
bệnh nhân nghèo mắc bệnh gan, xơ gan, bệnh nan y, trong đó có cả những
bệnh nhân AIDS đã vào giai đoạn cuối trong cơn chống chọi với nhiều loại
bệnh, nhờ uống sâm thốt nốt mà có người trong số họ được “trở về” từ
cõi chết.
Bài thuốc 200 năm tuổi tới người bệnh nghèo
Đã hơn 70 tuổi, song bất cứ ai
khi tiếp xúc với ông Hai Dậu đều khá ngạc nhiên bởi phong thái khỏe
khoắn, nhanh nhẹn ít người có được. Trò chuyện với lương y, chúng tôi
càng bất ngờ hơn về nguồn gốc xuất thân của ông, là cháu ngoại của một
ngự y trong triều đình Hoàng gia Campuchia. Sau bao năm bôn ba, trôi nổi
với nhiều nghề để mưu sinh từ vùng Châu Đốc - An Giang lên tới TP HCM,
ông trở lại với chính nghề bốc thuốc truyền thống của gia đình với lòng
đam mê hiếm có.
Điều khiến người ta chú ý tới
ông hơn bởi chính ông đã trở thành người "đưa đò", người đã rút ngắn
khoảng cách giữa bài thuốc có xuất xứ từ ngôi vị rất cao như vốn có của
nó đến với người bệnh nghèo, những người mà khó có điều kiện "chạm" tay
tới bài thuốc, được dùng và được tăng cường sức khỏe, trở về đời thường.
Trình bày với giới chuyên môn
tại Hội nghị Thực phẩm chức năng được tổ chức ở TP HCM vào cuối tháng
11/2013, ông Hai Dậu tự giới thiệu về một loại trà thảo mộc, đã được ra
mắt trên thị trường 5 năm nay ở Siêu thị Campuchia với sản phẩm được
đóng gói, nhãn mác, "dừng" ở mức là sản phẩm thực phẩm, có nhãn đăng ký
là "sâm thốt nốt".
Với tính năng chủ yếu và công
dụng chính là: thải độc, mát gan, hỗ trợ bệnh gan, hỗ trợ thể trạng cho
bệnh nhân ung thư". Các vị sử dụng chủ yếu trong gói thuốc từ cây thốt
nốt thì giới chuyên môn tại hội nghị đều nhất trí, không có gì phải bàn
cãi, thống nhất là bài thuốc dân gian dùng rất phổ biến tại vùng Bảy
Núi, An Giang chữa trị bệnh gan. Song khi nghe ông Dậu nói về công dụng
hỗ trợ rất hiệu quả cho nhiều trường hợp mắc bệnh ung thư, tiểu đường,
thậm chí ung thư máu mới khiến mọi người có mặt tại hội nghị quan tâm.
Theo lời ông Hai Dậu, ông ngoại
của ông là lương y Phạm Văn Lào, người được Hoàng gia Campuchia mời vào
làm ngự y trong Hoàng gia và được nhiều người thời đó biết là người nắm
trong tay bài thuốc "xổ độc gan" rất có uy tín, bài thuốc phổ biến vào
khoảng những năm 1920, và đã có khoảng trên 200 năm tuổi.
Lương y Phạm Văn Lào đã truyền
lại bài thuốc cho mẹ ông là bà Phạm Thị Út trước khi qua đời vào năm
2006. Sau khi cha mất, bà Út đã tiếp tục chữa bệnh cứu người, tiếp tục
làm thuốc chữa bệnh gan cho người dân nghèo ở Campuchia và sau này là
người nghèo ở An Giang.
|
Sản phẩm sâm thốt nốt của lương y Hai Dậu.
|
Năm 1970, gia đình ông từ
Campuchia sang sinh sống tại vùng Châu Đốc - An Giang. Tại đây, bà Út
truyền nghề thuốc cho ông là con trai duy nhất.
Ông Hai chia sẻ, với các vị
thuốc, ghi lại từ người mẹ chỉ dẫn, được khai thác tại vùng An Giang và ở
vùng biên giới Thái Lan - Campuchia, ông cũng không dám nhận đây là bài
thuốc có khả năng điều trị nhiều bệnh như liệt kê ở trên mà chỉ dám
nhận ở mức: hỗ trợ bệnh. Sử dụng nguyên liệu gồm: trái, rễ, cây thốt
nốt, mọc nhiều tại vùng biên giới Camphuchia, ngoài ra còn có hơn 12 vị
thuốc nam khác ông nhờ người bà con khai thác ở vùng biên giới Campuchia
- Thái Lan.
Tác động kép của bài thuốc: Từ “hỗ trợ” tới “chữa trị”
Khi dẫn chứng về từng trường
hợp cụ thể sau khi dùng sâm thốt nốt mà đỡ bệnh xơ gan, có xét nghiệm âm
tính với viêm gan siêu vi B, siêu vi C, ông Hai Dậu nói rằng: “Tôi cũng
chẳng hiểu nó (lá thuốc) "thải độc" kiểu gì !..".
"Nếu cho xét nghiệm đại trà, tỉ
lệ người dân mắc bệnh gan, siêu vi B,C tại khu vực sẽ lên tới 40%!" -
là điều lo lắng, trăn trở của ông Lê Hồng Phúc, Phó trạm Y tế xã Tân
Long, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, nơi đã gửi lời "thỉnh cầu" tới ông
Hai Dậu phát sâm thốt nốt trị bệnh cho người dân. "Có trong tay bài
thuốc sao tôi lại không giúp đỡ bà con được?". Ông nói và "khăn gói" lên
đường tới với bà con ngay.
Ngày 21/12/2013, là chuyến đưa
thuốc sâm thốt nốt thứ ba trong năm 2013 của ông đến với người dân. Với
hơn 200 phần thuốc, mỗi phần uống liên tục trong 3 tháng. Nguyên nhân
nhiều người dân mắc bệnh gan chưa có khảo sát cụ thể tại khu vực này,
nhưng theo ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch xã thì nghi ngờ tới việc xả
thải của một nhà máy sản xuất thép ở miền Tây bên kia sông Tiền, đối
diện với cồn Tân Long, xã Tân Long, huyện Thanh Bình. Chứng cớ gần đây
nhất là nhà máy này đã bị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh kiểm tra, xử
lý, xử phạt trên 160 triệu đồng về việc xả thải gây ô nhiễm nguồn nước
trong khu vực.
|
Bà Cẩm Châu (An Giang) trình bày với ông Hai Dậu về bệnh tiểu đường được cải thiện từ việc uống sâm thốt nốt. |
"Bà con đã được phát thuốc đều
có cảm nhận "công hiệu" và tăng sức khỏe. Có người hết bệnh như tôi, hay
anh Công Luận cùng ấp, chị Cẩm Châu ở Hồng Ngự, Đồng Tháp mắc bệnh xơ
gan, tiểu đường, hay 3 trường hợp khác cùng mắc bệnh Thalassemia trên
địa bàn đều đang sống, học tập bình thường, không phải truyền máu, chỉ
uống sâm thốt nốt của chú Hai Dậu... Có điều kiện mà chú Hai cho bà con
uống đủ 6 tháng thì tốt quá!". Chị Huỳnh Thị Ngọc Dung, cán bộ y tế
huyện Thanh Bình, Đồng Tháp nói.
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét