Năm Ngọ
nói chuyện về ngựa trên sân khấu.
Đứng
trước ngưỡng cửa năm Giáp Ngọ, tôi xin lan man một chút về con ngựa, đặc biệt
là con ngựa trên sân khấu.
Vài nét về con ngựa trong đời sống kinh
tế và văn hóa
Có những chú ngựa cực khôn được nhiều người biết
đến. Con Xích Thố của Lã Bố được Tào Tháo tặng cho Quan Vân Trường. Nhiều chú
ngựa đua mang lại bạc tỷ cho chủ… Hải Phòng trước kia cũng có trường đua ngựa
dành cho các quan chức Pháp và những nhà giàu. Đó là hồ Quần Ngựa (Cung văn hóa
thanh niên hiện nay).
Ngày xưa, ngựa
là phương tiện vận chuyển giao thông chủ yếu, hơn nữa, còn là phương tiện quân
sự của các bộ tộc, bộ lạc, của các quốc gia Phong kiến... Các kỵ sĩ Mông Cổ nổi
tiếng với những chú ngựa chạy suốt ngày không mỏi. Vó ngựa của quân Nguyên Mông
đã giẫm nát nhiều lãnh thổ trên thế giới. Nhưng đến nước ta đoàn kỵ mã “bách
chiến, bách thắng’ của Hốt Tất Liệt đã 3 lần gục ngã. Binh sĩ nước Đại Việt
cũng đã từng “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch
mã/ Giang sơn vạn cổ vững âu vang" (Thơ Trần Nhân Tông)
Ngựa sắt của Thánh Gióng đã vào sinh ra tử in dấu chân thành những ao làng rồi cuối cùng trên núi Sóc Sơn, ngựa sắt đưa Thánh Gióng bay vút lên trời.
NGựa của Hoàng Tử đi hộ đã không chịu qua cầu cứ hý vang. Gia nhân thấy lạ lội xuống suối và tìm được một chiếc hài mà cô Tấm đánh rơi (Chèo" Tấm Cám)
Ngựa sắt của Thánh Gióng đã vào sinh ra tử in dấu chân thành những ao làng rồi cuối cùng trên núi Sóc Sơn, ngựa sắt đưa Thánh Gióng bay vút lên trời.
NGựa của Hoàng Tử đi hộ đã không chịu qua cầu cứ hý vang. Gia nhân thấy lạ lội xuống suối và tìm được một chiếc hài mà cô Tấm đánh rơi (Chèo" Tấm Cám)
Trên phim ảnh,
nhiều chú ngựa trở thành những “diễn viên bốn chân” thu hút người xem.
Những chú ngựa
trong các bức tranh của Từ Bi Hồng luôn được mọi người ưa chuộng vì sự sống
động, đa dạng. Chắc các bạn còn nhớ câu đồng giao thời tuổi thơ: “Nhong nhong
ngựa ông đã về/ Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”. Bọn con nít miệng hát đồng giao,
ngồi trên cán chổi hoặc một cành rào tre mà cứ tưởng như mình đang phi trên một
con tuấn mã. Trí tưởng tượng phong phú đã biến cái không có thành cái cụ thể.
Nhiều nước, ngựa còn cho ngựa “mọc” thêm cánh để dường như diễn tả những bức
chân huyền thoại của các chú ngựa.
Đặc biệt, đối
với đồng bào miền núi thì con ngựa là phương tiện “giao thông vận tải” rất quan
trọng trong đời sống. Ngựa thồ vật liệu về làm nhà; ngựa thồ hàng nông sản
xuống chợ bán; ngựa chở cô dâu về nhà chồng; ngựa đưa vợ chồng con cái đi chơi
chợ… Thời kỳ đường giao thông nông thôn miền núi chưa được cải thiện, xã hội
chưa phát triển “con ngựa sắt”, thì con ngựa bằng da bằng thịt quả là vô cùng
lợi hại đối với đồng bào. Tôi lên Lào Cai được biết, có một huyện vùng cao tên
là Si Ma Cai, thực ra đồng bào ở đây cho biết, tên huyện xuất phát từ chữ “Sin
Ma Cai”, nghĩa là Chợ ngựa mới. Đó là vùng đất vốn là một chợ ngựa rất lớn. Nói
mới là “mới” ở cái thời sinh ra cái tên địa danh ấy, chứ bây giờ thì nó “cổ”
rồi.
Và đồng bào
Mông còn có một món ăn chế biến từ thịt ngựa, lòng ngựa. Đó là Tháng cố (Có
người còn gọi là Thắng cố) – một món ăn độc đáo khiến du khách đến Lào Cai nếu
chưa kịp thưởng thức mà đã về rồi thì đều suýt xoa tiếc nuối…
Hính ảnh quen
thuốc của vùng núi là đến ngày chơk phiên, các chàng trai dắt ngựa đưa vợ (hoặc
người yêu xuống núi) khi chợ tan, chàng trai say khướt nằm vắt ngang lưng ngựa
để vợ hoặc bạn gái dắt về bản.
Nói về con
ngựa trong đời sống có lẽ cả ngày chả hết chuyện. Nên tôi xin chuyển mục.
Và con ngựa
trên sân khấu
Dĩ nhiên, ta
không thể mang chú ngựa lên sân khấu được. Các cụ ta đã rất sáng tạo trong
những cảnh diễn để khán giả hiểu và cảm nhận đang có chú ngựa tham gia cùng
diễn với nhân vật. Trong các vở chèo, tuồng, cổ, các chú ngựa được các cụ ta
tạo ra là những cái “phất trần” (hay một túm vải màu buộc vào một cái que). Vải
màu nào là con ngựa màu đó. Diễn viên tay cầm cái que có buộc vải màu, một tay
giả như đang giữ cương ngựa. Thế là lúc ngựa phi như gió, lúc đủng đỉnh vi
hành... Tất cả mọi hoạt động được diễn viên diễn tả bằng các động tác ước lệ
nhưng người xem vẫn hiểu được diễn viên đang cưỡi trên con ngựa màu gì, con
ngựa đi nước kiệu hay phi nước đại. Góp sức cho việc diễn tả các hoạt động của
“con ngựa vô hình” là sự giúp sức đắc địa của bộ gõ. Tiếng mõ lúc khoan thai
như bước chân con ngựa đang đủng đỉnh đi từng bước một, lúc lại dồn dập như cả
đoàn chiến mã đang lao lên phía trước.
Nhưng gần đây,
có nơi lại làm một loạt đầu ngựa giả cho diễn viên đeo trước bụng. Cái trò này chỉ
diễn cho trẻ em xem thôi vì nó dở dang giữa “hư” và “thực”, không ra ước lệ,
không ra cụ thể. Mặc dù đầu ngựa đấy nhưng người xem không thấy “như thật”.
Tính ước lệ đã nâng cao khả năng biểu diễn của diễn viên và được khán giả đón
nhận. Đó là tính chất cơ bản của sân khấu truyền thống, của văn nghệ dân gian.
Trong chúng
ta, chắc nhiều người biết bài “Lý ngựa ô” nổi tiếng của vùng đồng bằng Nam Bộ.
Ngựa ô anh thắng kiệu vàng
Anh tra khốp bạc đưa nàng về dinh.
Câu hát đơn
giản thế thôi nhưng các nghệ nhân khéo luyến láy, nhắc đi nhắc lại thành : “...có
con ngựa... ngựa ô. Ngựa ô anh thắng, anh thắng kiệu vàng... anh tra khốp bạc,
lục lạc đồng đen. Búp sen lá dậm, cán roi anh bịt đồng vàng. Anh í a... đưa
nàng... anh đưa nàng hồi... dinh”. Giai điệu “trúc trắc” dậm dật như... một
chiếc xe ngựa đang phi trên con đường gập ghềnh. Người diễn viên biểu diễn tay
cầm cương, tay ra roi nhún nhẩy như ngồi trên xe ngựa đang đi. Chỉ thế thôi mà
sức biểu diễn cuốn hút lan tỏa đến từng khán giả.
Thật buồn khi
mới đây, điệu nhảy của diễn viên Hàn Quốc Gangnam Stye cũng mô phỏng động tác
đi ngựa mà làm “ồn ào” cả thế giới. Đâu đâu cũng bắt chước cái trò nhảy ngựa
này. Thực ra cha ông ta đã diễn trò “đi ngựa” này từ hàng mấy trăm năm nay rồi.
Tiếc là công việc truyền bá đại chúng ta không làm được nên cái cũ rích của
nước ta được bên ngoài “chế biến” mà ta lại “thổi” lên thành cái mới, cái lạ và
cứ thế “ăn theo” thành một trào lưu.
Năm Ngọ, nói chuyện
Ngựa vừa vui lại vừa có cái chưa vui. Nhưng hy vọng rằng năm ngựa chúng ta sẽ
“Truất ngựa truy phong” để cuối năm công thành danh tọai “mã đáo thành công”.
Hãy ngồi cho
vững, cầm cương cho chắc. Xin đừng ngã ngựa!
TRẦN TUẤN TIẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét