Bật mí 3 bài thuốc nam quen thuộc chữa bệnh hiệu quả.
Nhà hàng "Cơm chay Hương Sen" đã gửi tặng tôi bà bài thuộc này. Tôi trân trọng cảm ơn nhà hàng và giới thiệu để các bạn cùng xử dụng cho khỏe.
1. Cây chó đẻ răng cưa
– Cây
chó đẻ
răng cưa
sát
trùng tiêu viêm
Cây chó đẻ răng cưa
có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L., Họ
Thầu dầu – Euphorbiaceae hay nhiều người gọi cây chó đẻ răng cưa là Chó đẻ thân xanh; Diệp hạ châu trắng.
Cây chó đẻ răng cưa
có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L., Họ
Thầu dầu – Euphorbiaceae hay nhiều người gọi cây chó đẻ răng cưa là Chó đẻ thân xanh; Diệp hạ châu trắng.
Đặc
điểm thực vật, phân bố của cây chó đẻ răng cưa: Cây
chó đẻ răng cưa là cây thảo, cao
40cm, lá mỏng màu lục, mốc mặt
dưới, mọc so le như một lá kép
với nhiều lá chét. Hoa
đơn, xanh nhạt, nhỏ. Quả
nang hình cầu, đường kính khoảng 2mm, mọc thành hàng dọc cành nên
có tên “Diệp hạ châu”, mọc dưới lá, mỗi quả
có 3 mảnh vỏ, trong mỗi mảnh
chứa 2 hạt nhỏ hình tam giác. Chó đẻ răng cưa mọc hoang dại khắp nơi
trong các vùng, ven bờ ruộng, nương rẫy, chưa được gieo trồng.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến của cây chó đẻ răng cưa: Dùng toàn cây chó đẻ răng cưa, thu
hái
vào mùa hè, lúc quả xanh chắc, rửa sạch, dùng tươi giã nát vắt lấy nước cốt để uống, bã đắp vết
thương hoặc phơi
trong râm cho khô để dùng dần.
Công dụng, chủ trị cây
chó đẻ răng cưa: Vị đắng, ngọt, mát, có tác dụng
sát trùng, tiêu viêm mụn
nhọt, vết sưng do côn
trùng đốt; lợi tiểu tiện, bảo vệ gan, điều hòa kinh nguyệt, lợi sữa, chữa ỉa chảy, viêm ruột.
Liều dùng cây chó đẻ răng cưa: Dạng tươi 40 – 80g/ lần, dùng nhiều ngày đến khi khỏi hẳn bệnh mà không sợ bị
độc.
Dùng khô 40g, sắc
uống ngày 3 lần.
Tham khảo thêm thông tin:
Bài
thuốc gia truyền chữa dứt điểm bệnh đau lưng từ thảo dược tươi.
Bài thuốc có cây chó đẻ răng
cưa:
Chữa viêm gan cấp hoặc mãn mức độ vừa và nhẹ, xét nghiệm HbsAg (+): cây chó đẻ răng cưa 40g,
chua ngút 15g, cỏ nhọ nồi 15g, nước 3 bát (600ml) sắc lấy 1 bát (200ml), chia làm 3 lần uống trong
ngày, điều trị
nhiều đợt đến khi khỏi bệnh.
Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng: cây chó đẻ răng cưa đắng sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn
chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng),
liệu trình 30-40 ngày. Khẩu phần hàng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
Thị trường đang lưu hành thuốc Liv – 94 là chế phẩm từ bài thuốc trên, phù hợp với điều kiện Việt
Nam, có thể nghiên cứu ứng dụng tại tuyến cơ sở.
Người bệnh quan tâm có
thể tìm đọc cách chữa bênh thoát vị
hiệu quả từ thuốc nam
lành
tính.
2. Cây dâu –
Tác
dụng cây dâu chữa đau lưng,
bổ
gân cốt
Cây dâu có tên khoa học là Morus alba L., Họ Dâu tằm – Moraceae hay cây dâu còn được gọi là cây
Tầm
tang, Mạy môn (Thổ), Dâu cang (Mèo).
Đặc điểm thực vật, phân
bố của cây Dâu: Cây Dâu thân gỗ có
thể cao tới 15m. Lá mọc so le, hình
bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hay
hơi tù, mép có răng cưa to. Hoa đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc thành
bông có 4 lá đài, 4 nhị; hoa cái
cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có
4 lá đài. Quả bế bao
bọc trong
các lá
đài mọng nước thành 1
quả phức (quả kép) màu đỏ, khi quả già chín có màu đen sẫm.
Cây Dâu được trồng khắp nơi ở ViệtNam.
Cách trồng
cây
Dâu: Trồng cây Dâu bằng cành vào đầu mùa xuân.
Bộ phận dùng, chế biến của cây Dâu: Lá Dâu tươi hoặc khô, vỏ rễ Dâu màu trắng, phơi khô; quả
Dâu, cành Dâu,
tầm gửi trên cây Dâu, tổ bọ ngựa trên cây Dâu, sâu Dâu.
Công dụng, chủ trị cây Dâu:
+ Tang bạch bì
(vỏ rễ) vị ngọt mát, làm thuốc lợi
tiểu, chữa ho lâu ngày, ho có đờm
và chữa sốt.
+ Tang diệp (lá Dâu) vị ngọt, đắng, mát: chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, an thần, tiêu đờm, huyết áp cao.
+ Tang thầm (quả Dâu) vị ngọt, bổ thận, sáng mắt, giúp sự tiêu hóa, chữa bệnh ngủ kém, râu tóc bạc
sớm.
+ Tang ký sinh (cây mọc ký sinh trên cây Dâu):
bổ gan thận, chữa đau lưng, đau mình, an thai.
+ Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây Dâu) lợi tiểu tiện, chữa đi đái nhiều lần, di tinh, liệt dương, trẻ
con đái dầm.
+ Sâu Dâu chữa bệnh trẻ con bị
đau mắt, nhiều nhử,
nhiều nước mắt.
Liều dùng cây Dâu:
+ Tang bạch bì: ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc.
+ Tang diệp: ngày dùng 6 – 18g, dạng thuốc sắc.
+ Tang thầm: ngày dùng 12- 30g làm nước giải
khát.
+ Tang ký sinh: ngày dùng 12 – 20g, dạng thuốc sắc.
+ Tang phiêu tiêu:
ngày
dùng 6 -12g.
+ Sâu Dâu:
cả con nướng ăn hoặc ngâm rượu.
Chú ý:
+ Cơ thể suy yếu, ho không đờm, ho
do lạnh không có nóng sốt
không dùng Tang bạch bì.
+ Những người
đại tiện lỏng không dùng Tang thầm.
+ Những người
viêm tiết niệu, mộng tinh không dùng Tang phiêu tiêu.
+ Phụ nữ đang cho con bú không dùng các vị
thuốc từ cây Dâu.
Đơn thuốc có cây Dâu:
+ Dự phòng cảm cúm: Lá Dâu, Cúc hoa, hạt Muồng sao, mỗi loại 12g. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
+ Viêm khớp sưng đau tê bại đầu chi: Cành Dâu, Kê huyết đằng, Uy linh tiên mỗi vị 12g, sắc uống ngày 2 – 3 lần.
+ Mồ hôi trộm, ra mồ hôi chân tay: Lá Dâu, Cúc hoa, Liên kiều, Hạnh nhân mỗi vị 12g; Bạc hà, Cam
thảo, Cát cánh mỗi vị 4g; rễ Sậy tươi 20g
sắc uống ngày 1 thang, uống kéo dài 3 – 4 tuần.
Cây cỏ xước
– Tác dụng cây cỏ xước chữa xơ vữa động mạch,
bổ
gan thận
Cây
cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera L., Họ Rau dền – Amaranthaceae hay cây cỏ
xước còn được biết đến với
tên
Ngưu tất nam.
Đặc
điểm thực vật,
phân bố của cây cỏ Xước: Cỏ Xước thân mảnh, hơi vuông,
thường chỉ
cao 1m.
Lá mọc đối, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu
cành hoặc kẽ lá. Cỏ Xước mọc hoang khắp nơi
trong cả nước.
Cách trồng cây cỏ
Xước: Cỏ xước được trồng bằng rễ củ.
Bộ phận dùng, chế biến của cây cỏ Xước: Rễ củ của cỏ Xước, rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng
1
– 2mm, sấy khô.
Công
dụng, chủ trị cây cỏ Xước: Vị
chua, đắng, tính bình, có tác dụng lưu thông huyết, bổ gan thận, mạnh gân
cốt. Dùng trong
bệnh viêm khớp, sau khi
đẻ máu hôi không sạch. Còn có tác dụng
giảm Cholesteron trong máu, chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao, chấn thương sưng đau tụ máu.
Liều
dùng cỏ Xước: Ngày dùng 15 – 30g, dạng thuốc sắc.
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm cầu
thận (phù thũng, đái són, đái vàng thẫm, vàng da): Rễ cây
cỏ xước 25g,
rễ cỏ
tranh, mã đề, mộc thông,
huyết dụ, lá móng tay, huyền sâm, mỗi vị 10g. Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần vào buối sáng và trưa sau các bữa ăn. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Nghỉ
15 ngày lại tiếp tục sử dụng đơn thuốc này (phải theo chỉ định của thầy thuốc).
Hoặc rễ cỏ xước sao vàng 30g, mã đề cả cây 20g, cúc bách nhật cả cây 25g, cỏ mực 20g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống
liền trong 10 ngày.
Cây cỏ xước chữa sổ mũi do viêm mũi dị ứng: Rễ cỏ xước 30g, lá diễn, đơn buốt mỗi vị 20g sắc với
400ml nước còn 100ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm.
Dùng trong 5 ngày.
Chú ý: Có công dụng giống cây Ngưu tất được di thực vào nước ta (
Hoài ngưu tất,
Ngưu tất
sắc).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét