Bài thuốc của lão bà 83 tuổi đặc trị virus dại ở chó, mèo
THẤY CÓ LỢI CHO MỌI NGƯỜI, "NVH -3T" XIN ĐĂNG TẢI ĐỂ CÁC BẠN THAM KHẢO
(PL&XH) - Với một liều duy nhất tùy vào sức khỏe của người bệnh, bà Trinh phát thuốc từ 5-10 viên. Sau khi uống thuốc người bệnh có cảm giác say, nôn nao và mệt mỏi giống như tiêm thuốc tây. Chỉ cần bồi dưỡng, tẩm bổ và kiêng khem là có thể khỏi hoàn toàn.
Liều thuốc gia truyền
Thời gian gần đây ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội xuất hiện đàn chó lạ tấn công nhiều người. Theo thống kê của địa phương có gần 90 người bị chó lạ tấn công khiến người dân hoang mang, lo sợ mắc bệnh dại. Bệnh dại là do virus dại (Rabies virus) ở chó, mèo gây ra và rất dễ bị truyền nhiễm nếu bị cắn. Nếu không kịp thời điều trị thì nguy cơ tử vong cao. Báo PL&XH xin giới thiệu một bài thuốc Đông y gia truyền chuyên điều trị virus dại của bà Phạm Thị Trinh, ở thôn Biềng, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang để độc giả tham khảo. Khác hẳn với tưởng tượng của tôi về cụ bà đã 83 tuổi lưng còng chống gậy, mắt bà Trinh vẫn rất sáng, hàm răng đen láy và còn rất minh mẫn. Bà nói tên thật bà là Phạm Thị Trinh (83 tuổi) dân làng xung quanh thường gọi là bà Các theo tên chồng. Chỉ có những người từng tới xin thuốc hoặc những ông bà cùng thời mới biết tên thật. Vì thế mỗi khi người bệnh ở xa tới xin thuốc thường mất nhiều thời gian.
Nhấp ngụm nước trà còn ấm, bà nhớ lại cơ duyên với bài thuốc gia truyền này. Sinh ra và lớn lên ở xã Quỳnh Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vào đầu những năm 30 thế kỷ trước. Gia đình có truyền thống làm thầy lang chữa bệnh cho dân làng từ thời cụ, thời ông nội. Trong nhà lúc nào cũng có rất nhiều thuốc và người đến khám bệnh. “Ngày đó, thầy kể ông được cụ nội truyền lại các phương thuốc gia truyền, và đời ông lại truyền lại cho thầy. Đến đời tôi, các anh chị lớn tuổi hơn đi xây dựng gia đình hết còn tôi là con út thường xuyên ở nhà hầu đèn nước cho thầy, gần hết cây thuốc lại cùng thầy đi hái thuốc trên núi mang về sao. Nhiều lúc tôi cũng thắc mắc và xin thầy được học chữa bệnh, cắt thuốc nhưng thầy mắng con gái thì học làm gì. Khi đó, không được thầy dạy nhưng bệnh nhân đến chữa rất nhiều, nhất là bệnh chó dại vì quanh vùng không ai chữa được. Thầy thường sai tôi đi chế biến thuốc theo hướng dẫn. Phương thuốc này cũng khá đơn giản nên tôi nhớ, chứ các phương thuốc khác rất nhiều vị khác nhau, tỉ lệ cũng phức tạp nên không được dạy, không nhớ được.
Biến cố cuộc đời là nạn đói năm 1945 khiến gia đình ly tán. Tôi và nhà chồng lên tận xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn bây giờ để sinh sống. Thời đó vào mùa nắng nóng ở vùng núi đồi này bệnh dịch là điều mà dân làng sợ nhất. Ngày đó nghèo, mà thuốc tây làm gì đã có, đường xá đi lại rất khó khăn nên chứng kiến những người bị chó dại cắn rồi phát dại khiến tôi không thể đứng nhìn” – bà Trinh kể.
“Về phương thuốc đặc trị virus dại thì đơn giản lắm, nó gồm: Nguội chảo (nhọ nồi), nọc độc con văn liệu (con cành cành), gạo nếp sao vàng và một chút cơm nhão. Trong đó, con văn liệu thường ở ruộng rau muống có nọc rất độc. Đi bắt nó phải rất cẩn thận đem về bỏ vào lọ đổ nước nóng cho chết. Sau đó phơi khô và chỉ lấy phần nọc độc ở đuôi đem tán nhuyễn. Gạo nếp đem sao vàng tán nhuyễn như thính, và nguội chảo phải lấy ở chảo nấu bếp củi không được lấy ở nồi, niêu khác. Ba nguyên liệu trên cộng với cơm nhão để kết dính đều phải tán nhuyễn trộn với nhau theo tỉ lệ 1/1/1/1. Sau đó dùng tay vê chúng thành những viên thuốc tròn nhỏ như đầu ngón tay út đem phơi khô là dùng được”.
Cứu hàng trăm người nhiễm virus dại
Để chứng minh bài thuốc như mô tả mình vừa nói, bà Trinh đi vào phòng riêng lấy ra một lọ màu vàng. Vừa mở lọ thuốc dốc ra lòng bàn tay, bà kể chi tiết cách làm và bảo quản chúng. Trong lọ vẫn còn vài chục viên thuốc màu đen của nguội chảo, và lấm tấm những hạt màu vàng nhỏ li ti của gạo nếp rang. Mỗi viên thuốc có kích thước như nhau đều bằng đầu ngón tay út. Bà cũng cho biết, mỗi lần làm đầy lọ rồi khi nào dùng gần hết lại làm tiếp. Tuy nhiên, quan trọng nhất là nọc của con văn liệu. Nếu vào mùa đông thì không có, nên bà thường dự trữ lại cho con cháu trong nhà. Viên thuốc này không mùi không vị, khi uống vào người có cảm giác say, rất mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Tôi dựa vào sức khỏe của người bệnh mà định lượng số viên thuốc. Nếu người bình thường thì cho 7, 8 viên, người nào thể trạng yếu thì 5, 6 viên. Trường hợp người có thể trạng tốt thì uống 10 viên một lúc sau bữa cơm. Thuốc sẽ có tác dụng về cảm giác ngay sau vài phút khi uống. Sau khi uống thuốc vẫn phải kiêng kỵ nhạc, kèn trống đám ma đến hai, ba tháng mới đảm bảo hoàn toàn và cần ăn uống điều độ, bồi bổ sức khỏe tăng sức đề kháng mới nhanh khỏi bệnh. Hơn nữa, nếu người bình thường không bị chó dại cắn khi uống thuốc này vẫn có cảm giác mệt mỏi như người bệnh. Tuy nhiên, bà khuyên chỉ khi bị cho dại cắn thực sự mới nên sử dụng thuốc vì uống thuốc sẽ có cảm giác mệt mỏi, chân tay rã rời nhiều ngày và thuốc chỉ có tác dụng với người chưa phát bệnh nghĩa là bị chó dại cắn nhưng chưa phát dại, nếu phát dại thì virus đã ở quá lâu trong cơ thể khi đó thuốc không có khả năng đề kháng.
Lọ thuốc được bà Trinh bảo quản rất cẩn thận trong lọ và vài lớp túi nilon. Ảnh: Quân Nghĩa
Mùa hè mỗi năm bà Trinh lại làm vài trăm viên thuốc để sẵn đó vào mùa đông không có rau muống mà bắt côn trùng lấy nọc nên nếu ai bị chó dại cắn thực sự bà mới cho thuốc. Hơn nữa, việc chế biến thuốc nghe thì rất đơn giản nhưng cũng rất nguy hiểm và khó khăn. Vì nó có nọc rất độc của côn trùng, nếu không làm đúng quy trình và tỉ lệ thì hỏng.
Trường hợp bà nhớ nhất là ông Đắp cùng xã khi bị chó dại cắn vội vàng đến xin thuốc như bao người khác. Tuy nhiên, lúc đó bà hết thuốc làm sẵn khuyên nên đi BV tiêm vắc xin. Ông ấy biết thuốc của bà từng chữa được cho người khác nên nhất quyết năn nỉ bà làm thuốc cứu chữa. Thấy bệnh nhân hoàn cảnh và có lòng nên bà vội vàng ra đồng bắt con văn liệu về để làm thuốc, lúc đó lại cuối mùa rau muống nên rất khó khăn tìm nguyên liệu quan trọng nhất. Mãi 2 ngày sau mới có thuốc cho ông ấy uống và thời gian sau không thấy bất kỳ triệu chứng nào nữa.
“Nhiều người đến xin thuốc, sau khi về nhà uống thấy người nôn nao, như say tàu xe, mệt mỏi chân tay, người nhà vội vàng chạy đến nhà tôi trình bày tình hình như vậy. Sau một hồi phân tích về đặc tính phương thuốc và những điều cần biết, người nhà bệnh nhân mới thở phào. Tính thời gian chữa bệnh từ trước đến nay còn hơn nhiều tuổi anh em chúng tôi. Mỗi năm bà cũng làm hàng trăm viên thuốc, có năm dùng hết, có năm vẫn còn. Nếu cứ tính bình quân ra như vậy thì đến nay bà Trinh cũng đã dùng hàng nghìn viên thuốc và chữa được cho hàng trăm bệnh nhân. Vẫn với viên thuốc này, bà đã từng thử cho vào thức ăn cho chó mới bị cắn bởi con chó dại. Kết quả con chó đã sống khỏe mạnh không phát dại”. – Anh Nguyễn Thọ Ngát (41 tuổi) con trai út bà Trinh cho biết.
Ông Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch UBND xã Nam Dương xác nhận: “Trường hợp bà Phạm Thị Trinh đã sử dụng phương thuốc gia truyền chữa cho rất nhiều bà con không chỉ trong xã Nam Dương mà còn nhiều người xã lân cận từ nhiều năm nay. Tất cả các trường hợp bị chó, mèo dại cắn đến xin thuốc đều được bà cho miễn phí và chữa khỏi hoàn toàn”.
Quân Nguyễn - Khuất Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét