Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Về thăm “ngôi trường làng của các thủ khoa”

Về thăm “ngôi trường làng của các thủ khoa”

(Dân trí) -Một ngôi trường làng với học sinh là con em các gia đình thuần nông. Trang thiết bị dạy học của nhà trường cũng rất bình thường. Thế nhưng nhiều năm nay, ngôi trường làng này vươn lên tốp đầu cả nước về tỷ lệ học sinh đậu đại học và số lượng thủ khoa.

 Những năm 1960 - 1965, tôi là học sinh của trường Cấp 3 Vĩnh Bảo (nay là trường THPT Vĩnh Bảo) Khi đang học lớp 10 (tức lớp 12 bây giờ) tôi đã "hăng máu vịt" cắn tay lấy máu viết đơn tình nguyện đi bộ bội. 

               Nay nghe tin "chiến công vang dội" của nhà trường. Tôi rất vui mừng và tự hào về ngôi trường cũ của mình. 

Xin chúc mừng các "thủ khoa" và tất cả cám em. 

                         Xin chân thành cám ơn các thày cô đã dốc toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp "trồng người".

                        Trần Tuấn Tiến

Câu chuyện về “ngôi trường thủ khoa” này đã trở thành “huyền thoại” đối với ngành giáo dục Hải Phòng.

Trường làng thắng trường chuyên nhờ… “khổ”

Cách trung tâm thành phố Hải Phòng 50 km, Trường THPT Vĩnh Bảo được xem như một ngôi trường làng “thuần túy”. Thầy Nguyễn Hữu Kiên - hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Bảo tiếp chuyện với chúng tôi trong ánh mắt lấp lánh. Thầy chân thành cho biết: "Trường THPT Vĩnh Bảo không phải là trường điểm của huyện, trường luôn tồn tại” 4 cái thua”. Đây là trường mà điểm đầu vào lấy thấp hơn nhiều trường tuyến huyện, học sinh toàn là con nhà nghèo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên so với các trường khác chưa hẳn là ưu tú. Tuy nhiên trường có một cái hơn mà cái hơn này đã tạo nên danh tiếng cho trường, đó là “khổ hơn”.


Về thăm “ngôi trường làng của các thủ khoa”
Trường THPT Vĩnh Bảo được tôn vinh là “ngôi trường làng của các thủ khoa” của thành phố Hải Phòng.

Câu chuyện những cô cậu học trò bỏ cả học ôn để giúp bố mẹ mỗi khi vào vụ cấy gặt là rất phổ biến ở đây. Sự làm lũ của những học sinh nông thôn in hằn lên trên đôi tay chai sạn hàng ngày cầm bút của các em. Có lẽ vì thế mà quyết tâm học tập của học sinh nơi đây trở nên mạnh mẽ và kiên định hơn. Để thoát khỏi cuộc sống nghèo khó, con đường duy nhất là phải tự bức phá bằng con đường học vấn. Vào đại học không chỉ là niềm khao khát mà còn là mục đích mang tính “định mệnh” của những học sinh ở vùng quê nghèo này.

Thầy Kiên cho biết thêm, tỷ lệ đậu đại học trong những năm gần đây của trường đạt 80%, đặc biệt số lượng thủ khoa luôn đứng ở tốp đầu của cả nước. Năm 2001 đến 2012, trường có 4 học sinh đậu thủ khoa vào những trường đại học trường lớn. Riêng năm nay, Trường THPT Vĩnh Bảo đang tạm vươn lên dẫn đầu Hải Phòng khi có 5 thủ khoa và 2 á khoa trong kỳ thi đại học.


Thầy hiệu trưởng vui mừng đón 5 thủ khoa đại học năm 2013 về thăm trường.
Thầy hiệu trưởng vui mừng đón 5 thủ khoa đại học năm 2013 về thăm trường.

Thầy Kiên nói: “Chúng tôi tạo nên phong trào dạy và học bằng nguyên tắc “vừa sức” và chú trọng tới yếu tố con người”. Muốn dạy kiến thức tốt, các thầy cô phải hiểu rõ từng học sinh một.  Nguyên tắc “vừa sức” (dạy theo đúng khả năng tiếp thu của học sinh) được triển khai từ khi học sinh thi tuyển sinh vào trường một cách linh động. Phải biết chọn nhân tố và khơi dậy trong các em tinh thần tự học, thi đua khẳng định bản thân.

Yêu trò như con

Cô giáo Nguyễn Thị Duyên - chủ nhiệm lớp 12 A1, lớp có 5 học sinh đỗ thủ khoa trong kỳ thi ĐH năm nay tiếp chúng tôi trong sự khấn khởi.


Năm nay,
Năm nay, lớp 12 A1 có 5 học sinh đỗ thủ khoa trong kỳ thi ĐH.

Cô Duyên trải lòng tâm sự: “Tôi đã theo các con từ ngày đầu các con nhập trường. Suốt 3 năm làm chủ nhiệm theo sát các con cả những thăng trầm trong học tập. Mỗi con là một hoàn cảnh, một tâm tính. Để giúp các con định hình được mục đích học tập, bản thân tôi phải tìm hiểu cặn kẽ hoàn cảnh từng học sinh. Từ đó rồi mới định hướng con nên học ra làm sao và đi theo ngành gì, trường nào cho phù hợp”. Phương pháp tự học và học thuộc bài ngay trên lớp là đnh hướng chúng cho tất cả các học sinh. Không lạm dụng việc học thêm mà tạo phương pháp học sáng tạo cũng như không gây áp lực về thành tích cho các em. Mỗi năm học sinh đều phải tham gia những kỳ thi do nhà trường tổ chức với các cấp độ, đòi hỏi ngày một cao và chặt chẽ. Đây là sự va chạm hiệu quả trong việc căn chỉnh tâm lý đi thi và các dạng bài, các tình huống để các em bước vào kỳ thi đại học được chủ động và hiệu quả.

Lớp 12a1 của tôi có 54 học sinh đến thời điểm này có 44 học sinh đạt điểm cao từ mức điểm 25 trở lên. 10 em còn lại thi vào ngành Cảnh sát, An ninh đang chờ kết quả. Đặc biệt hơn là đây lại là mười học sinh dẫn đầu trường về năng lực học tập.

Trong cuộc trò chuyện với PV Dân trí, cô Duyên như bị cuốn đi trong chuyện kể về về các học trò thân yêu của mình. Từ những cá tính đến những hạn chế, từ những hoàn cảnh éo le đến những trận ốm của các con, cô Duyên thuộc lòng như chính cô là người sinh ra các em rồi ngày đêm bên các con, nuôi các con khôn lớn vậy.

Được biết, tại Trường THPT Vĩnh Bảo có một quy định khá đặc biệt đã được ban hành thành văn bản bổ sung vào nội dung dạy học của nhà trường. Đó là việc cấm học sinh dùng điện thoại di động. Theo thầy hiệu trưởng thì công nghệ di động cùng với việc nhắn tin và phong trào chơi mạng xã hội đang trở thành mốt với các học sinh cấp 3. Và đây là một hệ lụy gây sao nhãng việc học hành. Vì vậy, nói yêu trò là phải yêu bằng biện pháp. Các thầy cô trong trường phải nắm được số điện thoại liên lạc của gia đình và ghi lên bảng theo dõi của nhà trường. Học sinh chỉ cần nghỉ học một tiết thì lập tức 15 phút sau, phụ huynh của em đó đã nhận được thông báo từ nhà trường thông qua đội quân đoàn thanh niên.
           
Từ tình yêu nghề sâu sắc, yêu học trò tha thiết, các giáo viên Trường THPT Vĩnh Bảo đã dốc lòng dìu dắt các em vươn lên ghi tên mình vào bảng vàng trong khoa cử.

Mùa thi tuyển sinh ĐH năm 2013, Trường THPT Vĩnh Bảo có 5 học sinh đỗ thủ khoa là các em: Nguyễn Hải Hà, đỗ thủ khoa ĐH Nông nghiệp Hà Nội 1, với số điểm đáng nể 29 điểm. Hải Hà còn thi vào ĐH Ngoại thương và đạt 27,5 điểm.

Em Phạm Tâm Long, đỗ thủ khoa ĐH Y Hải Phòng 28 điểm và tiếp tục đạt 28,5 ở ĐH Dược Hà Nội.

Em Phạm Thị Thu Hà, thủ khoa khối A, ĐH Hải Phòng (25,5 điểm) và thi ĐH Y Hải Phòng đạt 26,5 điểm.

Em Nguyễn Thị Nga đỗ thủ khoa ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, 25 điểm.

Em Phạm Đặng Phú đỗ thủ khoa ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, 27 điểm và đạt 28 điểm vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Thu Hằng

1 nhận xét:

Ngoc Dương nói...

Mình đang lọm khọm đi săn ảnh ở Ý Tý, nơi cực tây huyện Bát Xát thì nghe Tuấn Tiến gọi: Cái trường bọn mình học cách đây 50 năm, năm nay 5 thủ khoa Đại học. Thế là đút cái 3G vào laptop loay hoay mãi mới vào được nguoivohoc-3T. Mình ấn tượng nhất là ý kiến thày hiệu trưởng nói rằng trường có 4 cái thua và được biết các thày cô yêu trẻ như yêu con...Có lẽ anh Luận nên xuống mà xem cụ thể xem có phải đó là kết quả thi đua do chỉ đạo của Bộ không?
Thành thật chúc mừng Nhà trường và các cháu. Mình cũng tự hào vì đã từng là cựu học sinh của trường cách đây vừa tròn 50 năm.