Các cụ ta thường dạy: "Thương người như thể thương thân". Đạo Phật có răn: "Cứu một người phúc đẳng hà sa". Truyền thống nhân nghĩa của người Việt luôn là tấm gương trong cho mọi người cùng soi.
Xin cám ơn ANTV với chương trình "Góc yên tĩnh" phát hồi 21h30 ngày 16/4/2013 đã kể lại bằng hình ảnh hai tấm gương sáng về "tình người Việt"
Đó là cụ bà Trần Thị Nguyệt năm nay 71 tuổi người phường Trần Hưng Đạo, TP Nam Định. Cụ Nguyệt hàng ngày đi ăn xin khắp các chợ, các phố lấy tiền để nuôi đứa cháu mà cụ "phải nuổi" từ lúc 15 tháng tuổi. Nay cháu Thảo đã trở thành sinh viên đại học.. Bước chân cụ Nguyệt liêu xiêu trong nắng, giữa đô thành sầm uất,... Cái bóng giả nhỏ thó len lỏi giữa đám đông xin từng hào về ky cóp nuôi người cháu "khác máu, tanh lòng". Bữa cơm đạm bạc qua ngày nhưng nước mắt chan hòa niềm vui khi nhận tin cháu mình đã trúng tuyển đại học .
Thật cao quý tấm lòng nhân hậu của cụ già "ăn xin" đáng trân trọng.
Câu chuyện thứ 2 kể về vợ chồng ông Trần Đức Đới và bà Trần thị Côi
Cuộc chiến tranh lâu dài và tàn khốc đã cướp đi quyền làm cha, làm mẹ của người cựu chiến binh Trần Đức Đới (Phường Mỹ Lộc, TP Nam Định) . Nỗi đau càng quặn lòng với bà Trần thị Côi một người phụ nữ đảm đang, chung thủy. Ông bà đã nhận nuôi hai người con. Oái oăm thay, "cậu cả" bị dị tật. Mặc dù ông bà đã lo thuốc thang chạy chữa khắp nơi nhưng năm nay dù đã 31 tuôi, nhưng câu ấy vẫn chỉ là "cục thịt". Chân tay co quắp, không làm được việc gì. Từ vệ sinh, tắm giặt đến ăn uống hàng ngày, bà Côi phải lo chu tất. Tuy không phải họ hàng ruột thịt nhưng bà Côi vẫn chăm sóc đứa con tật nguyền hơn cả những kẻ từng được là cha, lag mẹ mà quá độc ác và tàn nhẫn với những đứa con đứt ruột của mình.
Vừa báo hiếu mẹ già, vừa chăm con tàng tật, ấy vậy mà ông bà vẫn "nhất trí cao" và coi đó là niềm vui để nguôi ngoai nỗi đau riêng. May sao anh Ánh, người con nuôi thứ hai đã trở thành giáo viên dạy Anh ngữ cho một trường học. Đó chính là nguồn an ủi, động viên ông bà.
Những thước phim với nhiều hình ảnh cảm động đã khiến tôi không ngăn được dòng nước mắt (tuy còn một vài lỗi ký thuật hình ảnh nho nhỏ). Tôi thêm tự hào vì dân tộc Việt Nam ta có nhiều người giầu lòng nhân ái, vị tha. Tôi mừng vì tình người còn:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn.
...Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng...
Nhưng tôi vẫn băn khoăn với vai trò và trách nhiệm của các cấp bộ, chính uyền, đoàn thể địa phương? Hội Chữ thập đỏ, hội phụ nữ, hội CCB, thành niên, chính quyền địa phương có biết chuyện này không? Họ đã làm gì để "chung tay" cứu vớt những người thiệt thòi ?
Xin cám ơn ANTV với những chương trình giầu chất nhân văn như đánh một tiếng chuông làm thức tình lòng người.
TRẦN TUẤN TIẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét