Lý giải những ngày tốt, xấu trong năm Quý Tỵ
(Dân Việt) - Đầu năm mới, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Lý học phương Đông gửi tới bạn đọc một số thông tin tư vấn và lý giải về những ngày tốt, xấu trong năm mới theo quan niệm phương Đông.
Nói về chọn ngày tốt là cả một vấn đề. Vào
thời Hán Vũ Đế, chính ông vua này triệu tập tất cả các chiêm tinh gia
coi ngày giỏi nhất để coi ngày cưới vợ cho vua. Các thầy tranh cãi nhau
cả ngày, đỏ mặt, tía tai, mà chẳng ai chịu ai.
Người
nào cũng cho rằng ý kiến của mình là đúng. Cuối cùng chính vua Hán Vũ
Đế phải quyết định lấy thuyết Ngũ hành làm chuẩn. Câu chuyện này được
ghi lại trong Sử Ký Tư Mã Thiên, phần "Nhật giả liệt truyện". Qua đó
thấy rằng thuật coi ngày của chiêm tinh Đông phương có nguồn gốc Hán
không có tính hệ thống, tính nhất quán.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh
|
Ông
Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học phương Đông,
cho biết: "Quan điểm của chúng tôi là bất cứ sách nào nói đến những ngày
xấu, mà có tính quy luật
- vốn là một tố chất theo tiêu chí khoa học - thì chúng tôi loại những ngày đó ra khỏi tháng đó. Sau khi loại suy tất cả những ngày xấu mà các sách nói đến thì với những ngày còn lại, chúng tôi chọn là những ngày tốt trong tháng đó".
- vốn là một tố chất theo tiêu chí khoa học - thì chúng tôi loại những ngày đó ra khỏi tháng đó. Sau khi loại suy tất cả những ngày xấu mà các sách nói đến thì với những ngày còn lại, chúng tôi chọn là những ngày tốt trong tháng đó".
Dưới đây là những ngày tốt trong năm - tính theo âm lịch - mà các nhà nghiên cứu chọn được:
• Tháng Giêng: Các ngày mùng 1, 4, 16, 25, 28.
• Tháng 2: Ngày 19.
• Tháng 3: Ngày mùng 4.
• Tháng 4: Các ngày mùng 2, 19, 26.
• Tháng 5: Các ngày mùng 2, 9, 17, 26, 29.
• Tháng 6: Ngày 10.
• Tháng 7: Các ngày mùng 1, 6, 15, 25.
• Tháng 8: Không có ngày nào tốt.
• Tháng 9: Các ngày mồng 4, 17, 26, 29.
• Tháng 10: Ngày mùng 10.
• Tháng 11: Không có ngày nào tốt.
• Tháng Chạp: Ngày 15.
Các
ngày xấu không nên xuất hành, khai trương, theo các nhà nghiên cứu là
những ngày Nguyệt kỵ, tính theo âm lịch là mùng 5, 14, 23 và sáu ngày
Tam nương sát gồm: mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27.
•
Tháng 3: Ngày mùng 1 (ngày Ngọ) trong mùa xuân phạm ngày sát chủ, ngày
29 (ngày Tuất) xung thái tuế tháng Thìn, ngày 30 (ngày Hợi) xung Thái
Tuế năm Tỵ đều xấu.
• Tháng 9: Mùng 8 (ngày Hợi) xung Thái Tuế năm Tỵ , ngày 20 (ngày Hợi) xung Thái Tuế năm Tỵ đều xấu.
• Tháng 11: Mùng 6 (ngày Thân) trong mùa đông phạm ngày Không phòng.
• Tháng chạp: Ngày 16 (ngày Hợi) xung Thái tuế năm Tỵ, ngày 28 (ngày Hợi) xung Thái tuế năm Tỵ đều xấu.
Người
dân mình có quan niệm "Mùng 5, 14, 23 - Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn",
hay "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3". Về vấn đề này, ông Nguyễn Vũ Tuấn
Anh cho biết: "Về ngày mùng 5, 14, 23, theo tìm hiểu của chúng tôi, nó
thể hiện một chu kỳ quy ước liên quan đến số 5. Mùng 5; 14 thì 1+ 4 = 5;
23 thì 2 + 3 = 5. Khoảng cách giữa 3 ngày này trong tháng đúng 9 ngày.
Đây là chu kỳ phi tính Huyền Không nhật hạn trong tháng theo phương pháp
Huyền Không dùng trong phong thủy. Sao Ngũ Hoàng (số 5) nhập trung là
một hiện tượng rất xấu.
Có ý kiến cho rằng,
nhiều người chọn ngày tốt nhưng vẫn gặp chuyện xui, còn chọn ngày xấu
lại vẫn gặp may mắn. Phải chăng những đúc kết của người xưa vẫn không
hoàn toàn chính xác? Ông Tuấn Anh phân tích: "Thực tế nghiên cứu Lý học
phương Đông cho chúng tôi thấy rằng, ngày tốt chỉ là một yếu tố gây ảnh
hưởng đến con người và không phải yếu tố quyết định, nhưng đó là yếu tố
giảm thiểu rủi ro.
Điều này cũng có thể ví
như chúng ta đi một cái xe hơi mất thắng nhưng chúng ta vẫn có thể đi
tới đích. Trong khi một cái xe hoàn hảo có khi không đạt được đích đến
của mình. Tuy nhiên một cái xe hoàn hảo là yếu tố giảm thiểu rủi ro. Bởi
vậy, các cụ nhà ta thường nói: "Có kiêng, có lành". Tôi nghĩ chúng ta
cần suy ngẫm nghiêm túc về lời dạy của tiền nhân".
Theo Dòng Đời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét