Thanh kiếm dài 55,7 cm, bao gồm phần chuôi 8,4 cm và lưỡi kiếm rộng 4,6 cm, nặng 875 gam. Lưỡi kiếm có họa tiết là các hình thoi lặp lại trên cả hai mặt, ở một mặt kiếm khắc hai hàng chữ với 8 chữ nằm gần chuôi kiếm.
Thanh gươm Câu Tiễn. Ảnh: WikiCommon.Thanh gươm Câu Tiễn. Ảnh: WikiCommon.
Ngoài chất lượng có một không hai, sự tinh xảo của thanh kiếm là điều rất đáng kinh ngạc với trình độ làm kiếm thời bấy giờ. Ngày nay thanh kiếm Câu Tiễn được coi là một bảo vật quốc gia của Trung Quốc, nó sánh ngang với thanh gươm Excalibur huyền thoại của vua Arthur ở phương Tây.
Năm 1965, các nhà khảo cổ học tiến hành một cuộc khai quật ở tỉnh Hồ Bắc, chỉ cách kinh đô cũ Kỷ Nam của nước Sở 7 km. Tại đây, họ phát hiện ra các hầm mộ cổ xưa. Khai quật các hầm mộ, họ tìm ra thanh kiếm Câu Tiễn cùng khoảng 2.000 di vật khác.
Theo trưởng đoàn khảo cổ, thanh gươm được tìm thấy trong một hầm mộ, trong một chiếc hộp gỗ kín khí đặt cạnh một bộ xương người. Đoàn khảo cổ học sửng sốt trước việc thanh gươm đồng được giữ như mới và lấy nó ra khỏi hộp. Khi rút gươm ra khỏi vỏ, lưỡi gươm vẫn còn lóng lánh bất chấp đã ngủ yên hai thiên niên kỷ. Một thí nghiệm của các nhà khảo cổ sau đó cho thấy thanh gươm có thể dễ dàng cắt đứt một chồng 20 tờ giấy.


Kỳ lạ cổ kiếm ngàn năm của Việt Vương Câu Tiễn - ảnh 1Thanh gươm Câu Tiễn tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: WikiCommon.
Gươm Câu Tiễn là một trong những vũ khí làm theo kiểu gươm đầu tiên được biết đến, với hai lưỡi đều sắc bén như nhau, đã được dùng 2.500 năm qua ở Trung Quốc. Các thanh kiếm gắn liền với "người quân tử" trong truyền thuyết Trung Quốc, cũng được xếp vào tứ đại binh khí cùng với cung, thương và đao.

Tương đối mới so với các di vật đồ đồng khác, thanh gươm Câu Tiễn có mức độ cô đặc đồng rất cao khiến nó vừa mềm dẻo, vừa khó hư hỏng hơn. Lưỡi gươm làm bằng thiếc, đảm bảo sự sắc bén qua 2.000 năm. Trong thanh gươm cũng có một lượng nhỏ sắt, chì và lưu huỳnh. Các nghiên cứu sau đó cho thấy thanh gươm có lượng đồng sunfat lớn, giúp thanh gươm chống được gỉ sét.
Kỳ lạ cổ kiếm ngàn năm của Việt Vương Câu Tiễn - ảnh 2Những thanh gươm cổ làm bằng sắt và đồng rèn từ thời Chiến Quốc. Ảnh: WikiCommon.
Lưỡi gươm sử dụng kỹ thuật khắc axit những hình quả trám đen ở cả hai mặt, chuôi gươm lắp một viên lam ngọc. Phần chuôi cũng được quấn lụa, trong khi quả táo đuôi kiếm là 11 hình tròn đồng tâm chồng lên nhau. Thanh kiếm dài 55,7 cm, bao gồm phần chuôi 8,4 cm và lưỡi kiếm rộng 4,6 cm, nặng 875 gam.
Ở một mặt kiếm khắc hai hàng chữ với 8 chữ nằm gần chuôi kiếm. Đó là văn tự Trung Quốc cổ kiểu điểu trùng văn, chuyên dùng khắc trang trí lên đồ vật, là loại chữ rất khó đọc ngay cả với khoa học hiện đại ngày nay. Các chuyên gia mới xác định được 6 trong 8 chữ đó, bao gồm "Việt Vương" và "tự tác dụng kiếm" (kiếm chế tạo để tự dùng). Hai chữ kia có thể là tên của nhà vua.
Kỳ lạ cổ kiếm ngàn năm của Việt Vương Câu Tiễn - ảnh 3Thanh gươm vẫn còn nguyên như mới. Ảnh: WikiCommon.
Từ khi khai sinh vào năm 510 TCN tới khi bị Sở diệt năm 334 TCN, nước Việt thời Xuân Thu - Chiến Quốc có tất cả 9 đời vua bao gồm Câu Tiễn, Lộc Dĩnh, Bất Thọ, Chu Câu… Danh tính của vị vua sở hữu thanh kiếm được tìm thấy là đề tài tranh luận dữ dội giữa các học giả khảo cổ học và ngôn ngữ học Trung Quốc. Sau hơn hai tháng, các chuyên gia nhất trí rằng người sở hữu thanh gươm là Việt Vương Câu Tiễn (496 – 465 TCN), xác nhận thanh gươm có hơn 2.500 năm tuổi.
Kỳ lạ cổ kiếm ngàn năm của Việt Vương Câu Tiễn - ảnh 4Những chữ khắc trên gươm. Ảnh: WikiCommon.
Câu Tiễn là một chư hầu hùng mạnh cai trị nước Việt thời Xuân Thu - Chiến Quốc (771 – 476 TCN), thời đại của chiến trận, thôn tính và sáp nhập liên miên. Cũng vì thế, đây là thời đại của các khám phá vũ khí và công nghệ chế tạo vũ khí. Câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn - Ngô Vương Phù Sai đã nổi tiếng trên toàn Trung Quốc và được biết đến rộng khắp ở không ít quốc gia khác.
Ngoài giá trị lịch sử, nhiều nhà khảo cổ đặt câu hỏi tại sao thanh gươm không hề gỉ sét dù ở trong môi trường ẩm ướt hơn 2.000 năm, và bằng cách nào những hình trang trí tinh xảo có thể khắc lên thanh gươm.
Họ phát hiện ra thanh gươm có khả năng chống oxy hóa nhờ vào lớp đồng sunfat trên bề mặt, kết hợp với môi trường yếm khí ở các hầm mộ. Những thử nghiệm cũng cho thấy các lò rèn tại vùng Ngô - Việt ở miền Nam Trung Quốc hiện giờ trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã đạt tới trình độ luyện kim rất cao.
Kỳ lạ cổ kiếm ngàn năm của Việt Vương Câu Tiễn - ảnh 5Lưỡi gươm vẫn rất sắc bén dù đã hơn 2.000 năm trôi qua. Ảnh: WikiCommon.
Thanh gươm Câu Tiễn từng được cho Bảo tàng Quốc Lập Cố Cung ở Đài Bắc mượn và trưng bày tới năm 2011. Hiện nó nằm ở Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc.
Theo Vn tinnhanh