LÃNG PHÍ VĂN HÓA LÀ TỘI ÁC !
Lãng phí là hành vi phi văn hóa, thế nhưng thật đáng tiếc chính nhiều hoạt động
văn hóa đã và đang gây lãng phí không sao kể siết.
Bây giờ không ai
có thể điểm ra cho hết những lãng phí trong việc xây dựng các nhà hát, các nhà
văn hóa xã, các thư viện, bảo tàng, xuất bản, dựng kịch, làm phim và các hoạt
động kỷ niệm này nọ. Đây là con số khủng khiếp nếu quy ra… thóc. Còn nếu tính
bằng tiền thì đây sẽ là những dãy số rất khó đọc bởi nó là cả trăm ngàn tỷ
đồng. Lớn nhất là nhà bảo tàng ngàn tỷ ờ Hà Nội mà nhỏ nhất là những tờ giấy
mời in ấn loè loẹt mời dự công nhân di tích ở xã.. Hàng loạt sản phẩm văn hóa
không hề mang lại ích lợi hưởng thụ văn hóa gì cho nhân dân nhưng vẫn thi nhau
ra đời sau cái gật đầu hoặc một chữ ký vô trách nhiệm của người có trách nhiệm
về một hoạt động nhân dịp, về một dự án xa hoa lãng phí nào đó với những bản dự
trù kinh phí cực lớn. Việc tỉnh Sơn La quyết định xây dựng một cụm di tích lên
tới 1.400 tỷ là giọt nước tràn ly dấy lên mối lo lãng phí trong nghèo đói. Ai
cũng biết Sơn La là tỉnh rất nghèo, mỗi năm Trung ương phải rót cho tỉnh khoảng
6.000 tỷ mà vẫn có 5 huyện/62 huyện nghèo nhất cả nước. Năm 2014 có hơn 31.000
hộ với hơn 141.000 nhân khẩu thiếu đói… Tư duy nhiệm kỳ khiên họ hăng hái đòi
xây tương Bác, quảng trường đến 1400 tỷ. Bị báo chí lên án, lãnh đạo tỉnh “cãi”
bằng được là khoản kinh phí này con dành cả chom Trung tâm hành chính dú văn
bản quysts diijng của HĐND làm gì có mục này. Với 1400 tỷ chi cho tỉnh kế dân
sinh, Sơn La sẽ không còn hộ đói nghèo, không còn huyện nghèo. Hy vọng Chính
phủ sẽ tuýt còi Sơn La không cho bầy đặt lãng phí!
Rồi chuyện Vĩnh
Phúc và Hà Tĩnh xây dựng Văn Miếu tốn gần 300 tỷ. Nhưng thật cay đắng là các
quan chức ở đây cũng mù tịt vì chẳng biết Văn Miếu xây ra để thờ ai. Không tử
là người Tàu chứ đâu phải là Chu Văn An mà thờ
phụng? Nhưng cụ Chu lại là người tỉnh khác,
đâu phải là danh nhân của địa phương.
Người dân nhớ lại
những bộ phim “cúng cụ” không có ai xem dù được Nhà nước đặt hàng để “chào
mừng”, “nhân dịp” với chi phí cả chục tỷ đồng một bộ phim mà các hãng phim
ngoài công lập nằm mơ cũng không dám nghĩ đến. Khán giả vẫn nhớ dự án dựng 100
tác phẩm sân khấu kinh điển giao cho mấy nhà hát thực hiện mà không biết để làm
gì, lưu giữ và sử dụng ra sao. Nghe nói đã có một vài đạo diễn “ăn đủ” khi nhận
dựng hàng loạt vở. May quá, dự án này chết yểu chứ nếu không sẽ tốn kém tiền
tấn.
Các cụ ta có câu
“đói đảo ngói mà ăn” lên án cung cách bày vẽ của đám quan gia ngày xưa. Lo ngại
nhất là việc xây các công trình văn hóa lớn ở địa phương mỗi cái cả trăm tỷ
nhưng không sử dụng được ngày nào cho sân khấu. Một thư viện tỉnh rộng trên
8.000m2, kinh phí xây dựng hàng chục tỷ đồng nhưng không có bạn đọc nào đến.
Một nhà hát của những giấc mơ Đan Phượng Hà Nội giưor giăng giở đèn không biết
sẽ dung làm gì?
Lãng phí không chỉ
ở cấp bộ ngành, cấp tỉnh, cấp huyện mà ở cấp xã cũng không kém phần nghiêm
trọng. Người dân thấy rằng hầu như xã nào cũng có trung tâm văn hóa, điểm bưu
điện văn hóa rồi thư viện, tủ sách, cộng lại đều là tiền tỷ. Ở miền Trung Tây
Nguyên người ta bỏ tiền ra xây nhà guơl, nhà rông bằng bê tông cốt thép, mái
bằng xa lạ với tín ngưỡng và truyền thống nên bà con không ưng cái bụng, không
đến sinh hoạt, bởi họ chỉ quen với nhà sinh hoiajt cộng đông bằng tre gỗ lợp lá.
Văn hóa là nhân
văn, là niềm vui và cả niềm tin cho quần chúng. Không có lý do nào để biện minh
cho các hành vi lãng phí nhân danh văn hóa. Người dân mong sao có sự minh bạch
khi xem xét trách nhiệm người đứng đầu gây lãng phí. Hãy quy trách nhiệm và
buộc các nhóm lợi ích đên bù cho các thiệt hại và lãng phí vật chất vì lợi ích
nhóm.
Bảo Dân/ Theo trannhuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét