Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

"Đảo nhân tạo" nằm ở đâu trong tham vọng Biển Đông":

"Đảo nhân tạo" nằm ở đâu trong tham vọng Biển Đông":

Kỳ 1: Mối nguy hiểm và hệ lụy từ "đảo nhân tạo"

Cạnh tranh chiến lược tại châu Á đang diễn ra mạnh mẽ. Động lực chính thúc đẩy xu hướng này chính là một Trung Quốc trỗi dậy muốn xác lập “luật chơi” can dự trong một không gian ảnh hưởng rộng lớn với Biển Đông là điểm chính.
 >> Mộng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc thách thức cả thế giới
 >> Biển Đông: Âm mưu nào đằng sau đảo nhân tạo?

Vài năm trở lại đây, giới lãnh đạo Bắc Kinh tin rằng quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc đã đạt tới điểm cho phép nước này có một vị thế mới, làm thay đổi trật tự khu vực. Những toan tính về an ninh cùng với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đã thôi thúc Trung Quốc theo đuổi nỗ lực phong tỏa, đẩy lùi, phủ nhận quyền lực Mỹ trên phạm vi toàn cầu.
 
Kỳ 1: Mối nguy hiểm và hệ lụy từ đảo  nhân tạo
Hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc tại đảo đá Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
 
Thế nên có thể không là kẻ thù, Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh quyết liệt của Mỹ, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chiến lược của Bắc Kinh chưa hẳn là “không đánh mà thắng” theo binh pháp Tôn tử. Nó mang dáng dấp của việc đặt Trung Quốc vào vị trí thuận lợi hơn để kiểm soát vận mệnh và xác lập môi trường  thông qua cái gọi là “Tam chủng chiến pháp" (Chiến tranh thông tin, luật pháp, tâm lý) kết hợp với tiếp cận gián tiếp liên quan đến những vấn đề về phòng thủ quân sự, lợi ích dân tộc.
Một số nhà phân tích nói rằng, không cần lo lắng nhiều về “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc mới xây ở Biển Đông, vì chúng dễ dàng bị “thổi bay” nếu như chiến sự nổ ra. Tuy nhiên, những người này đã nhầm, vì họ đã không đánh giá được “đảo nhân tạo” này có tầm quan trọng như thế nào trong chiến lược tạo lập vị thế siêu cường khu vực của Trung Quốc.
Trung Quốc đang tìm cách thay đổi các cấu trúc ở Biển Đông, biến tham vọng “đường 9 đoạn” – nuốt trọn 90% diện tích Biển Đông, điều mà Mỹ và nhiều nước không công nhận vì không dựa trên bất kì nền tảng luật pháp quốc tế nào, trở thành thực tế. Bắc Kinh cũng từ chối tham gia vào tiến trình bị Philippines kiện ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Tự ý cải tạo, bồi đắp, xây đảo nhân tạo cho thấy, Trung Quốc quyết không theo đuổi giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.
Giới chức Trung Quốc đưa ra nhiều lý do để biện minh cho hành động của mình. Theo đó, việc xây “đảo nhân tạo” tốt cho thế giới nói chung, vì các đường băng, bến cảng xây kèm có thể sẽ được chia sẻ với nhiều nước. Như ông đô đốc Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), Tư lệnh hải quân Trung Quốc nói thì nước này “rất sẵn lòng mở cửa các đảo này cho hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực như hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn khi thời cơ chín muồi”. Thế nhưng đó chỉ là cách nói cho có, vì cũng chính ít nhất một quan chức nước này khẳng định các công trình xây dựng trên những cấu trúc chìm kia là cần thiết để duy trì “chất lượng cuộc sống của binh sĩ”. Nói cách khác, họ muốn bắn tin tới Washington rằng Bắc Kinh sẽ cho lắp đặt các trạm radar, đường băng, bến đỗ và đồn bốt quân sự tại các “đảo nhân tạo này”.
Điều nguy hiểm hơn nằm ở chỗ, với các đường băng và nhiều cơ sở khác được xây dựng trái phép ở Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ có trong tay hạ tầng cơ sở quan trọng để tiến đến khả năng áp đặt, giới hạn việc di chuyển, đi lại trên không và trên biển của máy bay, tàu thuyền, dù có thể chưa đạt tới cái gọi là “Vùng nhận diện Phòng không”(ADIZ) trên Biển Đông.
Với “đảo nhân tạo”, hải quân Trung Quốc có thể sẽ nêu yêu sách ai là người được phép/không được phép qua lại tự do tại những khu vực biển lân cận. Đỉnh điểm của quan ngại sẽ là việc những “đảo” này sẽ là nơi triển khai các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SSBN). Nhờ hệ thống SSBN này mà Trung Quốc có khả năng răn đe, khả năng “sống sót” cao hơn và quan trọng nhất là hủy hoại “ô hạt nhân” của Mỹ trước các đồng minh trong khu vực. Tiến độ xác lập vị thế cường quốc ở châu Á - Thái Bình Dương vì thế sẽ được thúc đẩy nhanh hơn.
Một “hành động xấu” nếu cứ để mặc nhiên diễn ra, sẽ kéo theo hệ quả là luật pháp quốc tế, quy tắc ứng xử bị xem thường bỏ qua. Một Trung Quốc không bị “kiểm soát” sẽ đưa đến thực tại nước này độc chiếm các khu vực biển gần. Cuộc khủng hoảng tại bãi cạn Scarborough hồi năm 2012 vẫn là bài học không nên lãng quên. Tại thời điểm đó, Washington đã “thuyết phục” chính quyền Philippines xuống thang căng thẳng, để rồi phải chứng kiến Trung Quốc chiếm đóng trên thực tế tại Scarborough – bãi đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Nhiều học giả Trung Quốc cũng đã lên tiếng áp đặt lại kịch bản này đối với “đảo nhân tạo”, gây sức ép để Mỹ làm ngơ với luận điểm lợi ích lớn hơn từ quan hệ với Trung Quốc sẽ buộc Washington “cân nhắc” kĩ các bước can dự ở Biển Đông.
Theo Hoài Thanh/W.O.R

Không có nhận xét nào: