Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa
(PNTB)
- Quê mình gọi Mẹ là Bu. Hai ngày nữa, 2 tháng Tư (âm lịch) là tròn 40
năm ngày Bu đi xa. Năm ấy Bu mới 50 tuổi. Thoáng cái đã bốn mươi năm
rồi! Nếu sống đến nay thì Bu vừa tròn 90. So với cụ Nguyễn Thị Trù ở TP
Hồ Chí Minh, nay 122 tuổi vẫn còn khỏe thì Bu vẫn thua bà cụ Trù 32
tuổi… Hôm nay là Chủ nhật, mình quyết định tổ chức Giỗ Bu trước hai
ngày để anh em, con cháu có điều kiện về đông đủ để tưởng nhớ người Mẹ,
người Bà, người Cụ đức độ, cả một đời hầu như chưa có lấy một ngày vui.
Từ
một đứa trẻ đến một lão già, ai mà chẳng có một người Mẹ. Trước người
Mẹ thì một lão già cũng biến thành đứa trẻ. Có những lúc ngồi buồn lại
nhớ đến Mẹ, có những đêm nằm mơ, thấy hình ảnh "xăm xăm bóng Mẹ trần
gian thủa nào" thì có cảm giác như mình còn bé lắm, quên xừ nó tuổi tác.
Thế
nên nhà thơ Nguyễn Duy, người đồng tuế với mình đã bày tỏ cảm xúc ấy
của ông mà ít nhất ở lớp người lứa mình đều cảm thấy như Nhà thơ đã nói
hộ tất cả. Chẳng cần phải có học hành gì cũng hiểu và rung cảm trước bài
thơ. Có thể nói Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa là một trong những bài thơ hay nhất viết về Mẹ.
Nghệ sĩ Đình Cương, nhà hát chèo Thái Bình đã chuyển thể thành làn điệu Cờn trong Hát văn. Mình hát theo tiếng đàn nguyệt của Đình Cương. Có ông bạn nghe xong bảo: “Ngày giỗ mẹ, ông chỉ cần hát bài này là đủ”.
Nghệ sĩ Đình Cương, nhà hát chèo Thái Bình đã chuyển thể thành làn điệu Cờn trong Hát văn. Mình hát theo tiếng đàn nguyệt của Đình Cương. Có ông bạn nghe xong bảo: “Ngày giỗ mẹ, ông chỉ cần hát bài này là đủ”.
Hồi Ngọc Dương còn ở vĩnh bảo, tôi nhiều lần về thôn Cổ Đẳng xã Tân Liên để "chới". Tôi gặp mẹ Dương. Cho đến ngay, tôi vẫn nhờ mãi hình ảnh một bà mẹ gầy guộc, một nách bế đứa trẻ (thằng Út) bên cạnh là cô con gái (cô Liệu) mặc áo diềm bâu nhuộm củ nâu nhúng bùn cáu cạnh. Đặc biệt trên tay bà lúc nào cũng có quyền sách. Bà vừa đun bếp nấy cơm, vừa bế con lại vẫn tranh thủ đọc sách.
Gia đình Dương lên Lào cai, bằng bẵng mấy chục năm không có điều kiện gặp nhau. Khi bà mất, tôi đang ở chiến trường miền Nam.
Năm vợ chồng tôi lên Sa Pa có về nhà Dương ở Phố Lu (huyện Bảo Thắng). Tôi có yêu cầu Dương đưa tôi lên thắp hương cho ông bà.
Năm nay, bận qúa không lên Lào Cai được. Kỷ niệm 40 năm ngày mất của bà. Tôi điện nhờ Dương thắp giúp nén hương xin cầu chúc ông bà nơi suối vàng an giấc. Xin bà chứng giám cho tấm lòng tôi!
Tôi vẫn nghẹ Đinh Cương hát bài hát theo thơ của Nguyễn Duy
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
(Thơ Nguyễn Duy)
“Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Bài hát văn:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Người hát: Nguyễn Ngọc Dương
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
(Thơ Nguyễn Duy)
Nhà thơ Nguyễn Duy
“Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò... sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ... Mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta-chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
Lòng ta-chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương”.
NGUYỄN DUY
(Trích trong tập “Mẹ và em”, NXB Thanh Hóa 1987)
Theo:PNTB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét