Bạn có thể bị mắc sởi như thế nào?
(Dân trí) - Sởi là bệnh nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh rất dễ
lây từ người này sang người khác. Từ khi tiếp xúc với người bị sởi đến
khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện thường mất 10-12 ngày nhưng cũng có
thể tới 18 ngày. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh.
>> Phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi không khó!
>> Dinh dưỡng tăng cường miễn dịch, phòng dịch sởi
>> 3 điều cần “thuộc lòng” để phòng và trị bệnh sởi!
Bệnh sởi là gì
Sởi là bệnh nguy hiểm
do vi rút gây ra. Bệnh rất dễ lây từ người này sang người khác. Đây là
nguyên nhân gây tử vong có thể phòng ngừa được bằng vắc xin hay gặp nhất
ở trẻ em trên khắp thế giới.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Khi bị sởi, tình trạng
của trẻ thường có biểu hiện khá đáng sợ. Trẻ thường bị sốt cao, ho, chảy
nước mũi, chán ăn, mắt đỏ, sau đó là phát ban..
Khoảng 30% số bệnh nhân sởi bị một hoặc nhiều biến chứng, bao gồm:
- Tiêu chảy (6%)
- Viêm tai (7%)
- Viêm phổi (6%) - Viêm phổi là thủ phạm của 60% số trường hợp tử vong do sởi.
- Cứ 1000 người bị sởi
thì có một bị viêm não – 15% số bệnh nhân bị biến chứng này tử vong và
khoảng 1/3 bị di chứng vĩnh viễn ở não.
- Cứ 100.000 người bị sởi thì sau một năm sẽ có một người bị viêm não xơ hóa bán cấp. Biến chứng này luôn gây tử vong.
- Ở các nước phương Tây cứ 1000 ca sởi được báo cáo thì có từ 1-2 trường hợp tử vong.
Có thể bị mắc sởi như thế nào?
Bệnh sởi rất dễ mắc.
Bệnh lây truyền qua không khí do những giọt nước bọt nhỏ bắn ra khi ho
và hắt hơi. Sởi cũng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ
mũi hoặc họng của người bệnh, và qua đụng chạm vào những đồ vật hoặc bề
mặt có dính dịch này.
Từ khi tiếp xúc với
người bị sởi đến khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện thường mất 10 – 12
ngày nhưng cũng có thể tới 18 ngày. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh.
Những người nào dễ bị sởi nhất?
- Tất cả trẻ em chưa tiêm ít nhất là một liều vắc xin sởi
- Bất
cứ ai có miễn dịch không đầy đủ đều có nguy cơ – trẻ em thường không
thể tự tạo được miễn dịch và phải hoàn toàn dựa vào sự bảo vệ từ những
người xung quanh.
- Phụ nữ có thai – bị sởi trong khi mang thai làm tăng nguy cơ đẻ non, sảy thai và con nhự cân khi sinh
Phòng ngừa bệnh sởi bằng cách nào?
Tiêm chủng kịp thời là cách duy nhất để phòng ngừa dịch sởi.
Vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR) có hiệu quả thế nào?
Khoảng 90 đến 95% những
người tiêm một liều vắc xin sẽ được bảo vệ. Những người chưa có miễn
dịch sau liều đầu tiên gần như luôn có miễn dịch sau liều thứ hai.
Những người không nên tiêm vắc xin MMR:
Phụ nữ có thai: Vắc
xin MMR không được khuyến nghị khi mang thai, và phụ nữ trong tuổi sinh
đẻ được khuyên tránh có thai trong 1 tháng sau khi tiêm vắc xin MMR.
Lời khuyên này dựa trên nguy cơ nhiễm bệnh về lý thuyết ở thai nhi sau
khi tiêm bất kỳ vắc xin sống nào. Tuy nhiên, dựa trên nhiều trường hợp
được báo cáo về tiêm vắc xin trên phụ nữ có thai, không có bằng chứng cho thấy vắc xin gây hại cho người mẹ hoặc đứa con khi tiêm trong thời kỳ mang thai.
Những người đang bị suy giảm miễn dịch
Ví dụ, người bị bệnh ung thư hoặc điều trị bệnh ung thư hoặc bệnh tự miễn.
Trẻ em dưới 12 tháng tuổi: Vắc
xin thường không có hiệu quả tốt ở trẻ quá nhỏ.Ngoại trừ trong dịch sởi
có thể tiêm chủng cho trẻ nhỏ tới 6 tháng tuổi theo khuyến nghị của cơ
quan y tế. Những trẻ này vẫn cần tiêm lại lúc 15 tháng và 4 tuổi.
Nên hoãn tiêm vắc xin ở
những người bị bệnh nặng đột ngột kèm theo sốt cao (trên 38oC). Đang bị
một nhiễm trùng nhẹ nào đó không phải là lý do để hoãn tiêm vắc xin.
Những người cần được tư vấn kỹ hơn trước khi tiêm vắc xin?
Người từng bị dị ứng nặng (phản vệ) với liều trước đó của bất cứ vắc xin sởi nào hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin, bao gồm gelatin. Người bị dị ứng trứng có thể tiêm vắc xin MMR.
Người từng dùng immunoglobulin hoặc các chế phẩm máu khác trong vòng 11 tháng trước đó
Người đã tiêm một vắc xin sống khác, bao gồm vắc xin thủy đậu hoặc lao, trong vòng một tháng trước đó.
Người có HIV
Người không chắc là mình có bị thiếu hụt miễn dịch không hoặc đang uống thuốc ức chế miễn dịch.
Trẻ có tiền sử phản vệ với bất kỳ thuốc gì khác ngoài vắc xin MMR cần được tiêm chủng dưới sự giám sát y tế chặt chẽ.
Có cần tiêm tất cả các liều không?
Có, 5 - 10% số người đã
tiêm chủng có thể không được bảo vệ sau một liều, vì thế trẻ cần nhận
đủ 2 liều sau 12 tháng tuổi (ít nhất là cách nhau 1 tháng).
Vắc xin an toàn đến mức nào?
Nguy cơ vắc xin MMR gây
hại nghiêm trọng là cực kỳ nhỏ. Vắc xin MMR an toàn hơn đáng kể so với
việc bị bệnh sởi (hoặc quai bị và rubella). Hãy xem so sánh dưới đây.
Hậu quả của bệnh:
- Viêm tai giữa: 7%
- Viêm phổi: 6%
- Viêm não cấp: 1/1.000
- Bệnh não thoái hóa (viêm não xơ hóa bán cấp): 1/100.000
- Mẹ mắc sởi tăng nguy cơ đẻ non, sảy thai và sinh con nhẹ cân.
- Tỷ lệ tử vong chung: 1 – 2/1.000
Tác dụng phụ của vắc xin:
- Dưới 2% bị phát ban liên quan đến vắc xin và/hoặc sốt 39,5oC hoặc hơn trong 6-12 ngày sau khi tiêm.
- Viêm não cấp: 1/1 triệu, khó có thể là do vắc xin gây ra
- Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn: 1/30.000 liều
- Viêm màng não vô khuẩn do thành phần quai bị trong vắc xin: 1/800.000 liều
- Phản vệ: 1/3,5 triệu liều
- Sốt cao co giật: 25-34/100.000 liều
Vắc xin MMR có gây bệnh sởi không?
Không. Nó có thể gây phát ban không nhiễm trùng rất nhẹ khoảng 5 – 12 ngày sau tiêm.
Vắc xin MMR có thể gây bệnh tự kỷ không?
Các nghiên cứu lớn cho thấy không có bằng chứng là vắc xin MMR gây bệnh tự kỷ, bệnh Crohn hay hội chứng tăng động giảm chú ý.
Cẩm Tú
Theo KidsHealth
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét