Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Một cuốn sách hay


MỘT CUỐN SÁCH HAY VỀ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Sách có tựa đề “Tuyết Giang phu tử” của nhà viết kịch Trần Tuấn Tiến do NXB Sân khấu ấn hành, khuôn khổ 13×19, 

                       Đây là cuốn sách tập hợp các hồi chèo của tác giả đã được Đoàn chèo Hải Phòng dàn dựng và biểu diễn trong các dịp lễ hội kỷ niệm ngày mất của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (từ năm 2007-2010) gồm: Trung Tân Quán, Bạch Vân Am, Song Mai Tự, Nợ Quân Vương trong chuỗi vở chèo “Tuyết Giang phu tử”.


Xuyên suốt 140 trang sách là hình tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm được tác giả tái tạo với tất cả tấm lòng tôn kính, tri ân với bậc danh nhân văn hoá của đất nước. Mở đầu cuốn sách, tiến sĩ Trần Đình Ngôn - nguyên Viện trưởng Viện Sân khấu Việt Nam viết đề tựa: “Vở chèo liên hồi Tuyết Giang phu tử là một cố gắng lớn trước một đề tài lớn. Trần Tuấn Tiến đã dày công tham bác sử sách, tài liệu, thơ văn Trạng Trình để viết lên kịch bản. Anh cũng đã tìm tòi, phát hiện những vấn đề của người xưa, thời xưa mà chứa đựng những bài học lịch sử đối với người nay,thờinay...”.
                     Thông qua 4 hồi trong vở chèo liên hồi “Tuyết Giang phu tử”, người đọc hiểu thêm về cuộc đời của Trạng Trình từ khi về ở ẩn với những trăn trở của đạo làm kẻ sĩ trung với vua, hiếu với dân. Mỗi hồi là một vở chèo ngắn có chủ đề rõ ràng, được tác giả đưa vào các bài thơ văn, bia ký của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho độc giả dễ hiểu. Ví dụ: trong hồi Trung Tân Quán “Trung là đạo trung; giữ được toàn diện là trung. Còn tân là bến đậu, biết đậu đúng bến là bến chính, nếu đậu sai bến là bến mơ.
                Tên quán Trung Tân nghĩa là đó…” - trích bia ký quán Trung Tân. Có thể nhận thấy, trong “Tuyết Giang phu tử” ta thấy sự xuất hiện liên tục của nhân vật bà Minh Nguyệt - phu nhân Trạng Trình. Trần Tuấn Tiến đã xây dựng hình tượng này trên cơ sở các tư liệu lịch sử, đề cao trách nhiệm ở vị trí làm vợ và giúp người đọc hiểu thêm về mối lương duyên giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm và bà Minh Nguyệt cùng xuất xứ của ngôi chùa Song Mai trong quần thể di tích đền Trạng Trình hiện nay. 
                    Phần kết sách là những trăn trở của tác giả về cái được và không được của khu di tích. Tác giả buồn với sự “biến dạng” của quán Trung Tân, đâu rồi những gian nhà lá được thay bằng những mái ngói bê tông; sự “làm mới” của chùa Song Mai đến sự nhầm lẫn của câu chữ trongkhuditích.
                   Tác giả Trần Tuấn Tiến sinh ra ở huyện Vĩnh Bảo, là người chuyên viết kịch bản cho sân khấu chèo, múa rối nước, phim truyền hình và nhiều vở kịch đã được dàn dựng đoạt giải cao tại các cuộc thi. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại, phong phú về đề tài. Trần Tuấn Tiến đặc biệt quan tâm đến đề tài thuộc phạm vi truyền thuyết dân gian, lịch sử và cuộc sống đương đại mà tiêu biểu nhất là nhà hiền triết và danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo tác giả, toàn bộ số sách xuất bản sẽ được chuyển về khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bán cho khách tới thăm quan muốn tìm hiểu về c
 uộc đời, sự nghiệp của cụ. 
                                                                        TRUNG KIÊN
                                                         ( Báo AN NINH HAI PHÒNG)

Không có nhận xét nào: