TÂM SỰ ĐẦU NĂM
Vui ít... buồn nhiều
Rồng Lân tụ hội trong đêm liên hoan mừng năm mới 2013 tại quảng trường Nhà hát Hải Phòng |
Tối
1-1-2012, đông đảo nhân dân đã đổ về quảng trường Nhà hát thành phố để đón mừng
năm mới 2013 với chương trình giao lưu biểu diễn Rồng – Lân do Sở VHTT&DL
Hải Phòng tổ chức. CLB VIVONAM Hải Phòng
và CLB Lân – Sư “Bắc Lân Đường” huyện Thủy Nguyên là những “diễn viên”
chính. Nhìn chung, các võ sĩ và “diễn viên” đã làm việc hết mình mang đến cho
khán giả những phút giây hồi hộp và... đáng xem.
Tiếc
thay, trong “bát cơm gạo tám” thơm lừng ấy lại có quá nhiều hạt sạn để trở thành “bát cơm gạo...hứ!”. Xin cụ thể
để BTC rút kinh nghiệm cho những lần sau:
Liên hoan Rồng-Lân tập trung tới ba bốn chục con Lân các màu múa rất
hăng nhưng do thiếu sự tập dượt đồng bộ nên cứ mạnh ai người ấy múa, vì thế rất
rối rắm, thiếu tính bài bản chuyên nghiệp.
Những màn biểu diễn võ thuật cổ điển lại được đệm bằng những bản “nhạc
Tây” ầm ào, khích động... không ăn nhập nên nghe rất phản cảm. CLB “Bắc Lân
đường” mở đầu chương trình biểu diễn của mình bằng một ca khúc “Tàu khựa” 100%.
Tổng thể chương trình giao lưu mang tính
“Vằn thắn mỳ” vì có nhiều tiết mục Earrobic, Dansin Spot, Hithop... rất hiện
đại thành ra “Đầu An Nam mit,đít Phờ răng xe”. Không có một phong cách thống
nhất.
Nhiều năm nay, Hải Phòng hay tổ chức các cuộc thi Rồng- Lân – Sư nhưng
hiện tượng “Tàu hóa” đang lan rộng. Từ chiếc trống, tạo hình Rồng, Lân... đến
giai điệu, tiết tấu... cũng “Tàu” 100% .
Các
cụ ta xưa kia chắc cũng du nhập “múa
Lân” những đã được “Việt hóa” băng múa tứ linh. Đó là sự xuất hiện của 4 con thú
biểu trưng cho sức mạnh và sự cao quý là
Rồng - Sư – Quy – Hạc. Vậy mà hiện nay không thấy có trên sàn diễn mà thay vào
đó ngập tràn giai điệu, con giốn... “Tàu khựa” (?)
Những năm trước, các địa phương: TT An
Lư (huyện Thủy Nguyên) TT An Dương (huyện An Dương) đường Quang Trung (quận
Hồng Bàng) ... được mang danh “ Phố đèn lồng” hay phố “lai Tàu” bởi vì hàng
trăm, hàng ngàn đèn lồng Trung Quốc được treo dọc ngang khắp nơi. Họ tưởng thế
là đẹp.(!)
Ta
tiếp thu văn hóa nước bạn nhưng “hòa nhập chứ không hòa tan”. Ở Hội An một “phố
Tàu” từ xa xưa mà các nghệ nhân đã “Việt hóa” những chiếc đèn lồng Tàu thành
đèn lồng Việt. Rất đẹp và có giá trị thảm mỹ, dân tộc cao.
Ngay
trong khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (thôn
Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo) trong đền thờ “Song thân Cụ Trạng” người
ta còn khắc dòng chữ “Khương Thái công tại thử”. Vẫn biết theo thuyết mê tín
thì câu này là “bùa trấn trạch của Trung Quốc”để “dọa” ma tà, quỷ quái. Nhưng có nên khắc vào đền thờ danh nhân Việt Nam
không?
Nếu như bây giờ người Trung Quốc sang Việt Nam họ nhận đây là đất của họ thì
sao? Rõ ràng chữ ghi “Khương Thái công tại thử”( Khương Thái Công tức Khương
Tử Nha người Trung Quốc đã ở đây) “Bút sa, gà chết”, “án tại hồ sơ” mà lại.
Các nhà quản lý giỏi chữ nghĩa nên xem lại giúp.(?)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét